Tuesday, November 29, 2005

Nậu ...Yên mô , Long phụng?

VỀ TỪ NẨU VÀ NẬU Ở NAM TRUNG BỘ
(Trịnh Sâm, Đi tìm bản sắc Tiếng Việt, XB năm 2001)

Trong đời sống có những cách nói, những từ ngữ đi vào kho tàng ngôn ngữ dân tộc mang theo dấu ấn từ địa phương nhất định. Dấu ấn đó không chỉ là những từ ngữ chỉ thực vật có ở vùng này mà không có ở vùng khác như (cây) tràm, (cây) đước, (cây) bần... hoặc chỉ ở một phương thức sinh sống gắn liền với sông nước một vùng như (câu) dầm, (câu) rê ... ở Nam bộ, hay những từ ngữ chỉ đặc sản địa phương như kẹo gương, mạch nha, đường phổi... Ở Trung bộ, mà đôi khi còn thể hiện trong cách nói rất riêng ở từng địa phương tạo nên cái đa dạng chung cho tiếng Việt.
Từ nẩu và nậu ở Nam Trung bộ là một trường hợp cụ thể. Nẩu là một đại từ tương đương với họ hoặc chúng nó được dùng khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động vùng này, phổ biến đến mức, có người "xấu mồm xấu miệng" đã dùng tên gọi "dân nẩu” để chỉ cư dân Trung bộ.
Trước hết nẩu có lẽ không phải từ cổ. Tìm trong những văn bản cũ cũng như những cuốn từ điển xưa lấy tiếng nói vùng Nam Trung bộ làm cơ sở thì không có. Chỉ thấy một từ rất gần âm và gần nghĩa, ấy là từ nậu. Chẳng hạn đầu nậu được từ điển Việt Pháp của J.F.M Génibrel gii thích bằng “chef de groupe" hay nậu = bọn, lũ (Huỳnh Tịnh Paulus Của, Tom II tr. 73 . . . )

Phải chăng nẩu là do nậu ấy nói gộp lại?

Một số học giả nước ngoài cùng như người Việt đã tán đồng ý kiến này. Thế nhưng trong tiếng địa phương đang bàn không có từ ấy như trong tiếng Việt toàn dân. Có vai trò chỉ trỏ và xác định như ấy ở đây được dùng là các từ đó, kia, nọ, này (Như nậu đó, ông kia, bà này...) thậm chí trong phạm vi giao tiếp hẹp hơn còn thấy có cả ni, nớ, tê, tề nữa.

Hiện nay, hai từ nẩu và nậu này đã phân hóa chức năng sâu sắc kể cả về mặt ngữ nghĩa: một đằng mang nghĩa xác định (nẩu), một đằng trái lại (nậu), cả về mặt sử dụng: một đằng có thể dùng độc lập (nẩu) một đằng không thể dùng độclập (nậu). Đó là chưa kể sự khác biệt trong chức năng hồi chỉ mà hai từ này gánh vác: nậu... (ngôi thứ ba số nhiều); nậu (ngôi thứ ba số ít lẫn số nhiều và đôi khi ca ngôi thứ hai số ít).

Cho nên có thể xem đây là hai từ riêng biệt chứ không phải là kết quả của hiện tượng “gộp âm" kiểu như ổng, chỉ bả, ngoải.
Quan sát cách nói của đồng bào địa phương, cũng như trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thấy từ nậu không được dùng một mình. Nói nậu, bao giờ cũng phải nói nậu gì đấy cụ thể. Chẳng hạn:

Ai về nhắn với nậu nguồn
Trầu cau gởi xuống, cá chuồn gởi lên
- Nậu nại dại lắm ai ơi
Trời nắng không núp đem phơi ngoài đồng

hay:
nậu rớ, ăn gạo chợ, uống nước sông. . .

Hoặc:
ăn đằng sóng, nói đằng gió như nậu rỗi.


Như vậy hoạt động của từ nậu khá hạn chế.
Nó chỉ xuất hiện trong một số tổ hợp đế chỉ một nghề nhất định như nậu nguồn (nhóm người chuyên sống bằng nghề rừng), nậu nại (nhóm người chuyên sống về nghề làmmuối), nậu rớ (nhóm người chuyên sống trên những bè trên sông, chuyên đánh cá vùng nước lợ), nậu rỗi (nhóm người chuyên buôn bán cá)...

Điều này có thể giải thích bằng con đường từ nguyên: nậu trước kia là một đơn vị hành chánh nhỏ hơn thôn nhưng lớn hơn man, gồm một nhóm người làm ruộng ở vùng núi hay vùng biển, do các chúa nhà Nguyễn đặt ra khi thiết lập nền cai trị ở Trung bộ và có lẽ vì thế mà người cầm đầu nhóm này được gọi là đầu nậu (xem thêm Phan Khoang, Việt sử Đàng trong 1555-1777, Nxb Khai Trí, Sai gon, 1969, trang 463).

Trái lại, nẩu có phạm vi hoạt động rộng hơn. Thường thường, nẩu được dùng như một đại từ ngôi thứ ba số nhiều. Trong một số ngữ cảnh, nó có thể thay thế cho thiên hạ, hoặc người ta". Hình như ngoài cái nghĩa chung ấy, nó còn hàm thêm sắc thái không được thân mật và thiện cảm lắm.
Chẳng hạn lời cô gái:
Giàu như nẩu sáng cơm chiều cá
Nghèo như em sáng rổ rau má, chiều trả cua đồng
Ơn cha không bỏ, nghĩa chồng không quên

Hoặc:
Thuốc ngon chợ huyện, giấy quyến Sa Huỳnh
Nẩu xa mược nẩu, đôi lứa mình đừng có xa

Rõ ràng ở dây có sự đối lập giữa tầng lớp giàu sang với cô gái quê nghèo (câu I) có sự tương phản giữa tình cảm đôi trai gái xứng đôi vừa lứa một lòng một dạ yêu nhau (giấy quyến Sa Huỳnh cuốn với thuốc rê chợ Huyện) với sự thay đổi ân tình của thiên hạ (câu 2). Đây là hai hoàn cảnh, hai cảnh ngộ mà bao giờ người trong cuộc cũng như đứng cao hơn cái vị trí bình thường để bình phẩm:

"Em sáng rổ rau má, chiều trã cua đồng, nhưng chuyện ơn chuyện nghĩa thì không thể nào quên. Còn nẫu tuy sáng cơm chiều cá thật đó, nhưng ăn ở thì hổng ra làm sao hết". Hóa ra, nghèo là nghèo tiền nghèo bạc nhưng chuyện tình nghĩa không nghèo. Một trường hợp chuyển hóa khái niệm thật thú vị! Còn câu ca dao tiếp theo, tinh thần cũng vậy: "Nẩu xa (thì) mươc (mặc) nẩu !”. Một lời khẳng định không gì lay chuyển được, vượt lên trên cái lề thói thường tình của xã hội.
Có thể nói, hễ ở đâu trong ca dao Nam Trung bộ có lời ai oán, thở than về tình duyên trắc trở thì ở đó có từ nẩu. Trong nhưng trường hợp như vậy, nẩu cũng bị lây chất u ám, và cũng như đã nói, nó mang một sắc thái biểu cảm khá rõ nét.

Nói cách khác, hễ nói đến nẩu là có một đánh giá chủ quan nhất định của người nói. Nẩu ở đây không còn giữ nguyên cái vị trí đại từ ngôi thứ ba mà có khi được dùng thư ngôi thứ hai, để chỉ người mình thương nhớ:

Thương chi cho uổng công trình
Nẩu về quê nẩu bỏ mình bơ vơ
Thương sao thương dại thương khờ
Trong nhà không khóc ra bụi bờ khóc than

Có điều tại sao không dùng qua, bậu ngọt lịm và hào phóng như thường thấy ở Nam bộ:

Miễn sao bậu đành ừ
Qua chẳng từ lao khổ .
Dẫu đăng sơn tìm hổ
Hay nhập hải tróc long
Trước sau giữ vẹn một lòng...
Hoặc anh em đằm thắm và mượt mà như ngoài Bắc:
Anh về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng.

Phải chăng những yêu cầu biểu cảm khác nhau đã chi phối cách lựa chọn này. Bởi vì trong câu ca của Nam Trung bộ trên thì "người thương" đâu có còn xứng đáng để xưng hô bình thường, có khác gì nẫu đâu: cũng đến rồi đi như thói bội bạc thường tình như trong bài "nẫu ca" sau:

Nhớ hồi nào đi tát nước cũng kêu, cũng hú
Nhớ hồi nào hàng củ, cũng rủ cũng ren
Bây giờ trống nọ xa kèn
Đàn kêu khác tiếng, em đi theo nẩu rồi
úi chu choa là nó buồn.
Hay:
- Nhớ ngày ăn một nồi, ngồi một chiếu
Xem lời thiết yếu, xử dạ nhất như
Dầu nên anh cũng đợi, dầu hư anh cũng chờ
Đến ngày nay em phụ nghĩa tóc tơ
Người Nam kẻ Bắc em đi theo nẩu rồi
úi chu choa là nó buồn ...

0 Comments:

Post a Comment

<< Home