Friday, November 25, 2005

Hương Ước Long Phụng

Hương Ước Long Phụng
Tổng Lại đức, phủ Mộ đức


Ngày….. tháng ….. năm….. Bảo Đại 12
Chúng tôi quan viên, kỳ hào, lý hương, tộc biểu, chức dịch làng Long Phụng, tổng Lai Đức, phủ Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Xin chiếu theo tục lệ trong làng và trình độ nhân dân tấn hoá hiện thời làm thành quyển hương ước biên chép những khoản gì xin kể ra sau:
KHOẢN THỨ 1: TOẠ THỨ

Điều thứ 1: Phàm trong làng thường năm mỗi tháng nhóm hai lần từ ngày mùng một và ngày rằm. Trừ khi nào có việc thiết thì lý hương bắt hương dịch đi mời trước nhóm định, do có làm quyển sổ ghi ngày mời nhóm, hễ đến kỳ hội thì tảng trời buổi mai đánh ba hồi trống, lý hương chức dịch đều bận khăn đen áo đen đến nha hội, ngồi có thứ tự đển định việc làng; chớ không được uống rượu say làm ồn ào, nhỡ ai có duyên cớ gì không đi nhóm được, phải cáo trước với viên đại hào mục, nếu trái […] phạt bạc 20 hai giác, còn hội hào mục cứ một tháng tiểu hội một lần, ba tháng đại hội một lần, trừ khi bất chừng nuên tập ngoạt.
Diều thứ 2: Nơi nhà hội căn giữa trải hai chiếc chiếu; chiếc thứ nhất quan viên lục phẩm trở lại mới được ngồi, chiếc thứ nhì quan viên cửu phẩm trở lên thất phẩm và kỳ lão bảy mươi tuổi trở lên đã lảm tổng lý hương chức cựu, không can án, cách dịch, bãi dịch mới được ngồi. Tả và hữu hai căn dều trải ba chiếc chiếu; chiếc thứ nhứt mục sai và kỳ lão (người có công với xã hội) sáu mươi tuổi trở lên mới được ngồi, chiếc thứ nhì miễn diêu, hương chức đương thứ chánh phó xã đoàn các tộc biểu và đoàn thập mới được ngồi, chiếc thứ ba bình dân ngồi.
Điều thứ 3: Hàng quan chức, phẩm trật huy chương đồng với nhau, thì nhượng người tuổi lớn, tuổi đồng nhau thì nhượng người có công khó nhọc (có công với nhà nước và xã hội) nếu ngồi lộn xộn phạt bạc (0$20).
KHOẢN THỨ 2: CÚNG TẾ
Điều thứ 1: Phàm đình chùa trong làng và linh miếu, nghĩa từ trong các ấp, mỗi lệ tam nguyên, ngày tết dùng chè, xôi, rượu, chuối, nhang, đèn mà cúng, ngoài ra chỉ có một lễ tế xuân (trừ nơi chùa phải cúng chay); phẩm vật tế đình dùng trâu, heo, dê, rươu, chuối và nhang đèn, cúng lễ nhạc chuông trống; còn người chủ tế và người dự tế thì hội đồng phải dự định trước (lệ cúng của làng 18 tháng 3 tế xuân, thì ngày mười hai tháng ấy hội diện) trước ngày tế những người.
Điều thứ 2: Phàm khi có kỵ giỗ mà nhóm họp trên hai mươi người thì tộc trưởng hay phái trưởng trước ngày ấy phải đến tường hương lý biết, động kiểm xét cho tiện. Đến như các nhà tự lén làm chay, rước phù thủy lập đàn trù yểm bùa chú, mà đánh trống chuông nhứt thiết nghiêm cấm, nếu trái ấy phạt bạc hai giác đến hai đồng. Nếu trái đến hai lần thì trình cáo quan nghĩ trị, khỏi nhiễm dị đoan.
KHOẢN THỨ 3: KHÁNH ĐIẾU – KHAO VỌNG – GIA THÚ
Điều thứ 1:
A/ Phàm người nào có làm lễ mừng phải trước hai ngày dùng bàn trầu cau, rượu đến nhà hương hội tin cho biết (do tiệc nhỏ) còn như làm tiệc lớn phải xin bằng quan lớn cho mới được, hào lý xét lễ mừng có quan hệ hoặc có tính cách khuyến khích thì trích bạc công ba đồng, hai đồng hay một đồng trở xuống đi mừng để khuyến ngày sau.
B/ Phàm người trong làng đau bịnh chết, thì bà con người ấy trong 24 giờ đồng hồ phải đến hương bộ báo khám vàkhai trước vào bộ rồi chôn liền không được để lâu, nhưng hào lý xét ra bịnh là già cả hoặc có công với nhà nước, với xã hội thì lấy tình cho để lại 5 ngày sẽ chôn, trừ chết bịnh truyền nhiễm không được để lâu ngày, chôn ấy trích bạc hai đồng, bạc một đồng đi điếu và lấy tình đưacờ trống. Chôn xong rồi tùy tình sự chủ, làm lễ cúng hoặc dọn đãi cũng được và dụng lễ nhà nghèo một bàn trầu, cau, rượu; nhà giàu một con heo và một bàn trầu cau, rượu đem đến nhà hội mà tạ. Nếu người quá cố chết vì bịnh truyền nhiễm thì cấm khoản đãi mà phải chôn cất liền.
KHAO VỌNG
Điều thứ 2: Phàm trong làng có người mong được sắc mạng của triều đình, hay thưởng bằng của quan trên, thì cũng trước bảy ngày đến hương hội tin cho biết. Hội đồng làng trích bạc công hai đồng hoặc một đồng trở xuống đi mừng và hào lý hương chức bắt dân dùng nghi trượng đi rước sắc bằng về nhà người ấy cho có vẽ long trọng đặng khuyến khích, đến như việc dọn đãi theo tình và sức của người ấy mà thôi, chứ không được sách lễ cho trọng.
GIÁ THÚ
Điều thứ 3: Phàm người trong làng con trai 18 tuổi, con gái 15 tuổi sắp lên và không có tang cớ mới được giá thú, nhưng trai và gái đều bằng lòng mới được, cha mẹ có quyền định đôi lứa nhưng cũng không được cưỡng bức, các lễ cưới hay các lễ khác thì tùy hai bên nhà trai, nhà gái định liệu, nhưng bên gái không được đòi nhiều, cũng không được đòi cầm thế ruộng đất. Trước ngày cưới phải tường với hương bộ biết, đến ngày cưới mời đến nhà gái, xin khai trước vào bộ và cấp giấy trích lục một lần cho tiện ( ngày ấy hai bên cha mẹ và hai người chứng đều có mặt ở đó ký chỉ cho tiện). Nếu đến ngày rước dâu mà bên gái trái lẽ gì thì do hội hào mục trách phạt một đồng bạc còn vi ngạnh trình xin quan xét.
KHOẢN THỨ 4: ĐỘNG TỊNH
ĐỘNG TỊNH, TRỘM CƯỚP, CANH GIỮ HOA LỢI
Điều thứ 1: Địa giới trong làng đã chia gồm bảy ấp (Mỹ Khánh, Thanh Long, An Định, Thế Khương, Gia Hoà, Đại Thạnh, Tân Định). Việc kiềm phòng ấp nào đều có chuyện cả. Nhưng lý trưởng, hương kiểm và chánh phó xã đoàn thường đi xem xét nên bắt hương dịch thập đoàn của các vọng canh cho tử tế. Khi dịch canh dân đoàn ấp nào đi tuần gặp người lạ mặt trong dân hoặc ở tại nhà nào, xét ra có giấy căn cước, bài chỉ và giấy chứng lương thiện làm ăn, có người bảo lãnh mới được, nếu không thời bắt tới vọng lâu rồi giải đến quan trình xét. Như gặp người lạ mặt đi đường hay ở trong nhà nào (không hạn ngày hạn đau) xét ra mang những đồ cấm và lậu thuế, trộm cắp; tuy có giấy chứng chỉ mặc lòng cũng lập tức bắt người ấy và chủ nhà giải lên quan trình xét (khoản ấy phải tường cho hội hào mục biết). Nếu dân tuần phòng bất lực, dể người ấy đi phỉnh dỗ dân trong làng, làm điều phi vi, hễ xảy ra thì trình quan.
Điều thứ 2: Nhà nào hay quần tụ cờ bạc hoặc tụ tập đông người (trừ có tế lễ khao vọng khánh điếu ngoại) nếu xét không có duyên cớ chính đáng thì trách phạt, những người tụ tập mỗi người hai giác, như có quan ngoại thì trình quan nghĩ hành.
ĐẠO CƯỚP
Điều thứ 3: Hương kiểm bảy ấp phải bắt dân chia phiên, mỗi phiên mấy người đốc canh, mấy người tuần phu, phải kê làm ba bản danh sách, kê biên tên họ, rồi bắt chúng nó ký hay điểm chỉ cho rõ ràng, một bản đem trình quan, một bản để lại làng, còn một bản để lại ấp ấy, sao yết tại vọng canh, đặng cho rõ phiên thứ mà canh tuần trang ấp. Người nào nguyên can án trộm cướp, hễ ban đầu thì bắt nó đến vọng canh giữ đó ( trừ có duyên cớ chánh đáng thì được khỏi trong đêm ấy) tảng sáng thả nó về đi làm ăn. Nhưng trong đêm ấy xét không có đạo án ở đó, thì cứ đốc canh dân tuần trong phiên ấy mà trách phạt, giải trình quan. Đến như khi đi tuần, bắt được kẻ trộm, hiện có tang tích, giải quan trình nghĩ, còn khi có người nào bị trộm mất của, hiện có tang chứng thì lập tức làm bằng, phải có người bàn cận dự chứng cũng phải báo liền cho lý trưởng, hương kiểm đến xét, quả có hiện trạng, hiệp trình lên quan làm bằng, cho tiện chủ ấy tìm nhận đồ vật và tấm nã đạo tang.
CANH GIỮ BA LỢI
Điều thứ 4: Trong làng bảy ấp lâu nay đều có đặt người thủ khoán, hoặc giao đoàn thập, đoàn phu tuần canh. Còn làng có mấy xứ ruộng đất công tư, ở về xứ Cam đàng, thượng hạ, trung gian và cây da Ngòi ráng và Gò nổi thượng hạ đoạn, không thuộc về địa phận ấp nào, thì làng có đặt hai người thủ khoán canh giữ những huê lợi đồng điền cho khỏi trâu bò, súc vật phá hoại, cùng kẻ gian gặt lúa trộm cùng cắt mía. Tiền khoán và lúa khoán thâu như sau này: mía một muỗng đường thâu một tiền; mỗi mẫu ruộng thâu lúa bốn ang, chớ không đòi quá lệ. Nếu trâu bò, súc vật ăn phá số ít thì đánh đứa chăn giữ 10 roi, còn nhiều thì cứ người chủ nuôi súc vật đó bắt bồi đủ số. Còn giữ bất lực để cho kẻ gian đạo cắt mía, hay gặt lúa cử người thủ khoán trách bồi đủ số cho tài chánh, tiền và lúa khoán mỗi mùa thâu được bao nhiêu chia làm ba phần: một phần để cho ấp ấy để chi nhu các việc (tức nhóm xử và giải kẻ trộm thuộc về huê lợi đồng điền) như thuộc về phần làng thì bỏ vào hương qũy, còn hai phần cho người thủ khoán nhận dùng. Nếu điền hộ người nào không chịu nạp công khoán, khoán báo với lý trưởng và tường với hội hào mục xét quả phạt gia bội. Ví dụ: mỗi mẫu ruộng nguyên thâu 4 ang lúa, phải phạt thêm lên 8 ang lúa … ai vi ngạnh trình quan xin xét.
Điều thứ 5: Các hạng tre là giống ích lợi thứ nhứt, hễ người trong làng thấy người nào cắt trộm măng, bất cấn măng của chủ nào, bắt được có tang chứng, dẫn tường với hội hào mục xét quả bắt phạt người trộm ấy bạc 0$20 hai giác đến một đồng 1$00 hay phạt dịch một ngày đến năm ngày, rồi thưởng cho người bắt được đó, nếu kẻ trộm ấy không tuân giải lên quan xét.
KHOẢN THỨ 5: VỆ SINH
VỆ SINH – ĐƯỜNG SÁ – CẦU CỐNG – VỆ NÔNG – CỨU TAI – TRUẤT NẠN – HỌC HÀNH – GIÁO DỤC
Điều thứ 1: Các nhà trong làng hè vách đều phải sạch sẽ. Những ao rãnh trong vườn và các hồ ở ngoài ngõ vườn, chứa nước dơ dáy là chỗ sanh loại độc trùng và độc khí thì hội hào mục mỗi kỳ hội đồng cho hương kiểm, tộc biểu và hương dịch đi biểu các nhà người lấp liền mấy chỗ lũng ấy như ao hồ cho khỏi các vi trùng sanh đẻ, người nào ở gần đàng tư ích, cấm không được ném đồ dơ dáy, hoặc xác thú vật chết hai bên đàng cái hay nơi ao hồ, phải chôn sâu cho khỏi truyền nhiễm. Nhà người nào có phát bệnh thiên thời, thổ tả, đậu trời hoặc trâu bò bị dịch, thời nhà ấy phải lập tức đến tường với hương lý, báo quan xin phái thầy thuốc điều trị. Như đã hiều mà người nào bất tuân những khoản nói trên, thì hội hào mục bắt phạt nhà ấy bạc 0$60 hay phạt dịch 3 ngày đẩy cộ và đắp đường tư ích để trừ tệ mà giữ phép vệ sinh, nếu ngang ngạnh thì trình quan nghĩ trị.
Điều thứ 2: Các giếng uống nước ở trong các vườn, thời người chủ phải xây đá trên miệng giếng, hoặc trồng phên tre chung quanh cho được cao và cứng, lại cho được sạch sẽ, đó là vệ sinh và ngừa trẻ con nít và súc vật té giếng, phải chăm nom mới được, và cấm không được giặt đồ áo quần, mền chiếu ở bờ giếng. Nếu trái ấy phạt bạc 0$40 hay phạt dịch hai ngày.
CẦU ĐƯỜNG
Điều thứ 3:

A/ Phàm trong làng các đường tư ích, cầu cống dài và rộng đã có thước tấc kê trình và các đường yếu lộ trong bảy ấp nhiều chỗ bị hai bên tre loán ra thành hẹp lắm lại nhiều chỗ bùn lấm, nay xưng định mỗi con đường yếu lộ bề mặt rộng được 2 thước tây; mỗi năm lúc thang giêng hương mục, hương dịch đều đi khám các con đường, đường nào nên sửa đắp dọn dẹp, cầu cống nào nên sửa lại, đều kê số thước tức trường hoành và cao mấy thước tây, dùng hạng liệu gì bao nhiêu, công dân bao nhiêu, chiếu theo số công dân tư ích trong làng, nên trích mỗi ngày, làm thành biên bản cho hội đồng ký chỉ rồi lên quan xin bằng xong coi theo bản trù đó mà thi hành rồi tường với hội hào mục xét y trình chiếu, nếu làm cẩu liễu thì hội đồng trách bồi. Còn hai bên các con đường, người nào tham lấn thì sức họ đắp sửa lại cho y nguyên và phạt bạc 0$40 hay hai ngày dịch. Nếu không tuân thì trính quan nghĩ phạt. Mỗi khi đầu năm Tây, hương mục làm bản giấy trù như dân công tư ích phải tường cho hội đồng biết còn như thâu bạc tư ích phải làm quyển sổ tồn căn, cước chú ký chỉ cho rõ ràng, để biết mà kê cứu, còn khi bắt dân đi ứng dịch phải phân bổ cho công bình như tên nào ứng dịch được mấy ngày phải ghi vào sổ bắt tên ấy ký chỉ, hễ đến cuối năm đem tường cho hội đồng biết, trái ước phạt bạc 0$50.
B/ Cấm không được đào mương qua đường đi. Nếu cần dùng đem nước vào ruộng mà phải đi ngang qua đường, thì phải đặt ống lù, nếu trái phạt bạc 0$20 hay phạt dịch từ một ngày đến 3 ngày.

VỆ NÔNG
Điều thứ 4:

A/ Trong làng có các bờ xe lấy nước vào ruộng cứu huê lợi, hoặc gặp khi tại trời mưa lụt, xe bị trôi thì điền hộ và nhân dân tiếp cứu. Nếu các nhà ở gần bờ xe ấy, có người nào bất tuân thì lý hương đòi hỏi rồi phạt mỗi người bạc 0$20.
B/ Các đường mương đập riêng trong làng trừ có một con mương chung với làng Văn An, Bồ Đề, Kiến Khương và Văn Bân đều ký vắt thì tri yển sức điền hộ hiệp với các xã trên vắt vắt mương ấy để dẫn nước, tát nước cứu huê lợi công tư, đặ hai người tri yển để coi về việc ấy. Hội đồng làng trích ruộng công cấp cho mỗi người một sào. Thường năm đầu tháng giêng, tri yển bắt điền hộ đào mương cho sâu và rộng để lấy nước đập phải làm quyển sổ để ghi nhân công, có điền hộ nhìn ký chỉ để đổi cứu. Nếu tri yển lén bán công lấy tiền mà bỏ mương không vắt, lý hương bắt được hay điền hộ cáo giác, thì hội đồng xét quả phạt mỗi tri yển bạc 2$00 và bắt tri yền xuất của ra đào mương hoặc trích bỏ bàn người khác. Còn các đường mương và các đợt tát nước đều giao tri yển coi giữ, cấm nhân dân không được lén phá đợt tát nước lấy cây và lấp mương lại bắt cá. Nếu ai không tuân, tri yển hay điền hộ bắt được thì do hương hội bắt bồi đào mương và đóng nọc y như cựu, lại bắt phạt tên ấy bạc 1$00 một đồng, thưởng cho người bắt được hay người trích cáo đó. Nếu triyển tự phạm lấy thì bắt phạt y đào đắp lại cho y cựu, bắt phạt bạc 2$00 rồi thâu ruộng công điền lại bàn người khác.
Điều thứ 5: Phàm những người chánh quán và ngụ cư ở trong làng, nhà nào cũng nên làm hồ vuông hay dùng những cái lu đề chứa nước (ba ngày thay nước một lần) mà ngừa hoả tai, hễ một nhà bị cháy thì các nhà khác phải đem theo những ống tre chứa nước, ống thụt nước, cu liêm, gàu mo, sào và chổi chạy đến chữa lữa, còn nhà nào bị trộm cướp tai nạn gì, thì các nhà ở gần phải lập tức chạy tiếp cứu và hào mục hương chức cũng đem dân tiếp bắt cho được đứa thủ phạm giải quan nghĩ trị, lại xét những nhà ở gần đó có ai không tiếp cứu, thì bắt đến nhà hội hỏi và phạt mỗi người 0$80 cấp cho nhà bị nạn đó. Nếu như nhà bị nạn đó khốn khổ lắm thì trích bạc của làng 2$00 hoặc một đồng cấp cho và hiểu quyên các nhà có trong làng mà trợ cấp cho nhà ấy rồi sẽ trình quan xin cứu tế.
HỌC HÀNH - GIÁO DỤC

Điều thứ 6: Trong làng có làm ba lớp trường học, hào mục hương chức và các tộc biểu, sức con trai con gái bảy, tám tuổi sắp lên phải đi học và đến ky ̀quân cấp xin trích đề một mẫu ruộng (tức ruộng khuyến học) chiếu lệ xin đấu giá để bạc vào hương qũy, hễ đến kỳ hạch (hạch tấn ích và yếu lược) trò nào đậu cao (thứ ba thứ tư trở lên) thì hội đồng trích bạc ấy mua giấy viết sách vở hạng tốt cấp thưởng và trích bạc ấy tu bổ trường và bàn ghế. Còn trò nào đậu bằng đại học cao đẳng đến ngày vinh quy, bà con người ấy phải trình trước hội đồng biết, thì hội đồng bắt dân đem nghi trượng rước người học sinh ấy về nhà, lại trích bạc khuyến học sắm một câu đối thêu đi mừng để khuyến cho người sau. Còn trò nào tánh hạnh xấu (như ngổ nghịch trong làng, nói chống việc quan và bất hiếu bất để) thì tộc biểu phụ huynh nó trừng trị cho nghiêm, nếu không tuân thì trình với hội hào mục xét thì phạt bạc 0$20 đến 1$00 hay phạt dịch một ngày (dẫy cỏ và đắp đường tư ích).
LÂM CẤM
Điều thứ 7: Lâm cấm núi Đàng núi Đất tuân theo chương trình kiểm lâm, đặt hội đồng đại hào mục, lý trưởng, hương mục và đoàn thập đoàn phu giữ gìn lâm sản, làng lượng trích hai sào ruộng công điền, giao cho người giữ rừng nhận cày ăn. Nếu thấy người nào lén chặt cây và đào gốc cây bắt được phạt bạc 0$20 đến một đồng hay phạt dịch một ngày đến năm ngày, còn cây đốn ấy đem về làng để công dụng, còn lén đào gốc cây lần đầu phạt bạc 2$00 lần thứ hai phạt gia bội, tiền phạt bỏ vào hương qũy chi nhu, và thưởng cho người bắt được kẻ gian đó. Nếu người có chuyên trách giữ núi mà lơ lỏng để cho bọn gian chặt trộm cây và lén đào phá thì sự trách phạt đồng với người gian vậy, rồi trình bỏ hoặc trình lên quan xét.
CHỢ
Điều thứ 8: Sở chợ của làng đặt một người thị trưởng để kiểm điểm hoá hạng của người buôn, tối thì kiểm xét người lạ mặt đến ở. Hễ thấy bọn du thủ du thực ở trong nhà bốn phía chợ ấy quần tụ làm bậy, thì báo liền với hào lý bắt giải, lại thường phải quét dọn và giữ gìn lều chợ, đừng để dơ dáy. Nếu thị trưởng bất lực thì phạt bạc một đồng rồi trích bỏ.
BẾN ĐÒ
Điều thứ 9: Trong làng hiện có các con sông có ba bến đò, nr6n đặt một người vạn trưởng để kiểm điểm ghe xuồng đến đậu; về việc đưa đò chở người qua lại phải tuân theo thể lệ mới được (như chở một chuyến chỉ 25 người trở xuống, một cái gánh có hoá hạng thâu tiền ba mươi đồng kẽm, một cái báng thâu tiền mười lăm đồng kẽm, đi không thâu sáu đồng kẽm (còn học trò và hương chức trong làng trừ ngoại) thường năm tiền đưa đò là một trăm năm mươi quan, lấy một phần năm mươi quan bỏ vào hương quỹ, còn hai phần cấp cho người đưa đò và đóng ghe, và cấp cho người vạn trưởng. Nếu người vạn trưởng chứa người lạ mặt hay gian đạo phạt bạc một đồng, trái nữa thì phạt gia bội trích bỏ.
ĐÌNH CHÙA
Điều thứ 10: Trong làng đình thờ thần có người từ phu, chùa thợ Phật có thầy chùa giữ gìn coi ghó, đều phải hàng ngày quét dọn và dẫy cỏ trồng bông. Còn ngoài vườn thì hai người ấy phải án phần trồng rau dậu và cây cối cho thẳng. Nếu trái ấy thì thầy chùa bị đuổi, từ phu bị trích bỏ, đều lựa người khác ở.
KHOẢN THỨ 6: CHIA RUỘNG ĐẤT
Điều thứ 1: Phàm ruộng đất công trong làng ba năm quân cấp một lần, hễ đến ngày cấp thì hội hào mục định ngày trước […] hương dịch đi mời viên nhơn các sắc nhóm lại, lập bản hội đinh (do định ruộng trích trí) còn chia khẩu phần và làm sổ toạ thứ rồi làm đơn trình quan mông sức cho thì nhóm lại mà cấp chiếu theo tờ hội định trước, nếu các hạnh ruộng hưu trí (ruộng trích trí đều xin phép đấu giá) sau nhân ruộng khẩu phần không được lẽ chỉ không thành sào mẫu. Nên chia số đất khẩu phần cho bằng nhau để quân cấp cho công bằng. Ba năm mãn hạn, giao làng cấp lại chớ không được cố tá liên trưng.
KHOẢN THỨ 7: PHÂN BỔ SƯU THUẾ
Điều thứ 1: Phàm dân đinh trong làng (trừ dân phụ bộ ngoại) hễ thuộc tộc phái nào thì có tộc biểu ấy kiểm cố, còn tộc phái nhỏ hiệp lại cử một người tộc trưởng hay phái trưởng mà kiểm cố; thường năm gần đến kỳ làm loại khai, phái nào có người đến đúng tuổi phải trước tịch thì lý trưởng hiệp với tộc biểu hay phái trưởng kê biên tên họ của nó làm hai bản, một bản giao lý trưởng bằng trước vô sổ đinh chịu thuế, lý trưởng không được yếu sách, còn một bản do hội hào mục, đóng thành tập để lưu chiếu. Nếu có ẩn lậu hay mục dẫn người nào, làng khác nhận làm dân tráng trong họ mình xảy ra thì trình quan nghĩ trị. Đến vụ thuế thì lý trưởng trình với viên đại hào mục để nhóm hội đồng xã thôn, để tính một suất đinh phải nạp bao nhiêu, mỗi điền chủ có bao nhiêu mẫu sào, ruộng đất hạng gì và nạp bao nhiêu thuế.
KHOẢN THỨ 8: THƯỞNG PHẠT TRONG LÀNG
Điều thứ 1: Các khoản hương ước mỗi khoản chiếu theo công tội mà thưởng phạt (không có tiền thì phạt dịch một ngày trừ 0$20, khi chi và khi thâu vào đều do hương bổn cùng hào mục lý hương định đó mà làm, nhưng phải có biên bản và giấy lai chỉ tồn căn, mỗi cuối tháng lý hương nhóm tính ký chỉ rõ ràng, đến cuối ba tháng cùng cuối năm có kỳ hội đồng thì hương bổn thu các hạng sổ chi thâu trình với hào mục hội đồng kiểm soát rồi do quan trình chiếu. Hoặc năm nào còn dư bao nhiêu bạc phải cho hiện số, nếu hương bổn nhũng lạm biên chú mơ hồ thì hội hào mục trách phạt 0$50 sức bồi đủ, nếu không đủ trình quan xét.
Suất đội

Tùng thất phẩm

Chính cửu phẩm

Bát phẩm

Tú tài đãi chiếu

Tùng cửu phẩm văn giai

Tùng cửu phẩm văn giai

Tùng cửu phẩm văn giai

Tùng cửu phẩm đội trưởng

Nhiêu

Nhiêu

Cựu

Hương bộ

Tộc biểu

Hương mục

Lý trưởng

Hương mục

Hương bổn

Hương kiểm

Hương kiểm

Phó lý

Tộc biểu

Tộc biểu

Phó lý

Thư ký

Giáo dưỡng

Tộc biểu

Tộc biểu

Cựu chấp sự

Chánh xã đoàn

Cựu hương bổn

Nhiêu

Hương dịch

Hương kiểm

Phó lý

Nhiêu

Hương dịch

Tộc biểu

Tộc biểu

Dịch mục

Hương dịch

Hương dịch

Phố trưởng

Dịch mục

Nhiêu

Nhiêu

Phó lý

Tộc biểu

Phó lý

Tộc biểu

Tộc biểu

Hương kiểm

Cựu phó lý

Tộc biểu

Nhiêu

Phó lý

Tộc biểu

Phó lý

Tộc biểu

Tộc biểu

Hương kiểm

Cựu phó lý

Tộc biểu

Cựu hương kiểm

Dịch mục

Tộc biểu

Cựu lý

Tộc biểu

Tộc biểu
Lê văn Võ tự ký

Nguyễn Hữu Tường tự ký

Lê Tôn tự ký

Trần Thiện tự ký

Lê Kỉnh tự ký

Lê Phong tự ký

Lê Mỹ Lang tự ký

Trần Chánh tự ký

Nguyễn Phụng Chương tự ký

Nguyễn Tụ tự ký

Lương Toại tự ký

Lương tự ký

Lê Trang ký (áp)

Võ Qùy tự ký

Lê Bằng tự ký

Lê Vinh Hoàng ký (áp)

Nguyễn Hữu Cư tự ký

Nguyễn Sung tự ký

Trịnh Diêu tự ký

Đoàn Nga tự ký

Phan Ban tự ký

Phạm tự ký

Lê uyển tự ký

Phạm Chương tự ký

Phan Đạm tự ký

Đặng Cấp tự ký

Lê Cát tự ký

Nguyễn Hữu Thế tự ký

Võ Công tự ký

Nguyễn Hoè tự ký

Nguyễn Để tự ký

Đỡ Đăng Doanh tự ký

Lê Bách tự ký

Nguyễn Dương tự ký

Nguyễn Phước tự ký

Lê Trinh tự ký

Trịnh Trợ tự ký

Đặng Vỵ tự ký

Nguyễn duy tự ký

Trần Tấn Thiện tự ký

Huỳnh Cù tự ký

Lê Hiệp tự ký

Nguyễn Toán tự ký

Nguyễn Hùng tự ký

Bùi Tế tự ký

Trần Pháp tự ký

Ngưu áp chỉ

Trần Trung tự ký

Trịnh Ngạn tự ký

Lê Hiển tự ký

Lương Mai tự ký

Nguyễn Mậu tự ký

Trần Kinh tự ký

Nguyễn Phu tự ký

Lê Quang Hành tự ký

Đỗ Bảng tự ký

Lương tự ký

Huỳnh Quang tự ký

Lê Quang Đán tự ký

Trịnh Ngạn tự ký

Lê Hiển tự ký

Lương Mai tự ký

Nguyễn Mậu tự ký

Trần Kinh tự ký

Nguyễn Phu tự ký

Lê Quang Hành tự ký

Đỗ Bảng tự ký

Lương tự ký

Hùynh Quang tự ký

Lê Quang Đán tự ký

Trịnh thị tự ký

Dương Tụy tự ký

Huỳnh Bích tự ký

Nguyễn Giám tự ký

Lê Chức tự ký

Lê Võ tự ký






Phụng tả Lê Hoà ký
Mộ Đức ngày 30.5.1938

Khán Tri phủ

Ký tên: Nguyễn Hà Hoành



Duyệt y

Quảng Ngãi ngày 11.8.1938

Công sứ Tuần vũ

Ký tên: (không rõ) Ký tên: H.Q.Địch
------------------------------

(*): Làng Long Phụng nay là thôn Long Phụng, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức.

0 Comments:

Post a Comment

<< Home