Saturday, November 19, 2005

Đỗ Đăng Đệ (1813 - 1888)

Ông Đỗ Đăng Đệ, sinh năm 1813. Mất năm 1888.( bảy mươi lăm tuổi).Người làng Châu sa - Ông Thượng Châu sa.( Có sách chép : làng Phú nhơn), Sơn tịnh.
(Có lẽ trong Quốc triều Đăng khoa lục của Cao xuân Dục có ghi các chi tiết:hiệu Tùng dương,Tổ tiên người Thanh hóa . (đời tổ thứ sáu là Đăng Phú , đến Quảng ngãi).
Ông Đăng Đệ đỗ Phó bảng năm 1842 ...Lang trung bộ binh (... ). Định tường thất thủ bị cách chức (1860) (?), Biện lý bộ Hình ( 1865). Tịnh man Tiễu Phủ sứ (1871) thay cho Nguyễn Tấn. Chủ khảo trường Thừa thiên ( 1876), Thự Lễ bộ thượng thư ,sau đó... về hưu)
----------
Đời tổ thứ sáu là Đăng Phú , đến Quảng ngải :

Đỗ Đăng Đệ 1813 > tổ thứ nhất #1780 > tổ thứ nhì #1750 . Tổ thứ Ba #1720 > Tổ thứ Tư #1690 . Tổ thứ Năm#1660 > Tổ thứ Sáu # 1630 .
---------------------------------------------------------------------------------------
Các cụ nhà nho thời 1885 -1945, thường hay dùng những chuyện ' truyền khẩu' để minh họa về cá tính khác thường của Ông Cử Đình . Những câu chuyện truyền khẩu đó , chuyền xuống ông Phạm viết Trưng /Phạm Trung Việt , tác giả cuốn Non nước Xứ Quảng .Từ cuốn sách này ,những ' đạo thính nhi đồ thuyết' lại truyền xa ra . Thật tai hại.
Ví dụ Bài thơ Vịnh Nước Lụt , sáng tác bởi thân phụ ông Nguyễn Bá Nghi (sinh thời phỏng 1755 - 1825 ? )chép lại bởi Ông Nguyễn Bá Nghi, ( 1807-1870) , ông Phạm Trung Việt đã nghe các cụ truyền lại là của Lê Trung Đình ( 1859/1861 --1885) . Thật đáng phàn nàn.
Ví dụ bài thơ Đếu ông em rễ ...họ Bùi ( Quảng Khê Thi tập) , của Ông Trương Đăng Quế, được cụ Tú Lê Kỉnh dịch ra , và bảo là Điếu ông Nguyễn Bá Nghi.
Ông Trương Đăng Quế mất năm 1865 . Ông Nguyễn Bá Nghi mất sau đó Năm năm (1870). Vậy mà ... ai cũng tin vào sự truyền khẩu !
Sự truyền khẩu đó truyền rằng Ông Lê Trung Đình , là con của ông Lê Trung Lượng ( Cử nhân , Tri phủ ...)lúc còn nhỏ tuổi,...là bạn của Đỗ Duân , ...đã dám nói ' xích mé, phạm thượng' ...đối với ông Phó bảng , Thượng thư ... là Cụ Đỗ Đăng Đệ và thời bấy Thời mà gia giáo , nho giáo, lễ giáo khó lòng cho phép một người như Lê Trung Đình hành xử như thế .
Khoản cách tuổi tác ( Ông Đệ sinh 1813 và Ông Đình sinh1860) ngót năm mươi tuổi...Ông Lê Trung Đình lúc lên năm , lên mười ...hẳn đã phải được giáo dục đàng hoàng hơn .Cái giai thoại ( giai thoại chăng ? ) ấy đáng nên bỏ đi...Vậy mà người đời sau , viết sách sử cứ nhắc đi nhắc lại !

0 Comments:

Post a Comment

<< Home