Wednesday, November 30, 2005


Dõi tìm tông tích người xưa

Lời Giới Thiệu
Khoa học chính xác bao giờ cũng cần phải có tư liệu để nghiên cứu sâu và phát triển rộng những nhận thức về xã hội và nhân văn. Tìm kiếm, bổ sung, hiệu đính tư liệu là công việc hàng đầu của tất cả những nhà khoa học. Tư liệu khoa học giúp cho nhiều người, nhiều thế hệ nhà nghiên cứu khoa học, nhiều ngành khoa học phát triển. Song, việc làm tư liệu không phải là công việc đơn giản và ai cũng có thể làm được. Nhà khoa học đi vào con đường tìm kiếm tư liệu mới cũng lắm cực nhọc, cay đắng, tốn kém tiền của và lao lực bản thân, nhưng lại âm thầm ít ai biết đến, ít người thưởng thức và chia xẻ niềm tôn vinh nghề nghiệp. Chỉ có con người say mê cần mẫn quên mình và không nóng vội về công danh mới làm nên được một sự nghiệp tư liệu học.

Công việc nghiên cứu về gia phả học và nhà gia phả học Việt Nam, cụ Dã Lan Nguyễn Đức Dụ đã dành một thời gian gần nữa thế kỷ để theo đuổi một công việc tư liệu cho khoa học: đó là sưu tầm, biên soạn gia phả các dòng họ ở Việt Nam. Đây là một công việc mà cụ Á Nam Trần Tuấn Khải gọi là "vấn tổ, tầm tông" cho "tiền đồ dân tộc”
[1] và nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê còn cho rằng "Những nhà viết sử Việt Nam sẽ nhờ ông mà có được nhiều tài liệu", "công việc trở về nguồn đó thật độc đáo và đáng quý" [2].Cố giáo sư Thái Ninh nhận xét "Sau nhiều năm say mê nghiên cứu, ông Dã Lan Nguyễn Đức Dụ đã thực sự trở thành chuyên gia số một ở nước ta về gia phả học" [3].

Thật vậy, cho đến nay, có lẽ cả nước cũng mới có một cụ Dã Lan Nguyễn Đức Dụ đã dành hàng chục năm trời cho sự nghiệp gia phả học Việt Nam. Trong tương lai phát triển của sử học, dân tộc học, xã hội học và văn hóa dân gian Việt Nam, gia phả học sẽ có một vai trò quan trọng và xứng đáng hơn để góp phần làm phong phú và chính xác các nhận thức và tư duy khoa học. Các bạn trẻ đang làm luận án thạc sĩ. tiến sĩ khoa học về khoa học xã hội và nhân văn hãy để tâm và kế thừa một công việc đầy ý nghĩa này. Các nhà nghiên cứu đang công tác trên một số ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng cấn chú ý đến những tư liệu về gia phả học Việt Nam và góp phần thúc đẩy ngành khoa học này ngày càng phát triển cho xứng đáng với tầm quan trọng vốn có của nó.
Là người thuộc thế hệ ít tuổi, ít hiểu biết về gia phả học, tôi vinh dự được viết những dòng này để giới thiệu với bạn đọc về nhà gia phả học Việt Nam Dã Lan Nguyễn Đức Dụ và công trình nghiên cứu của cụ với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ và tôn kính. Gia phả học Việt Nam nhất định sẽ có một tiền đồ sáng sủa trong tương lai.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 1997 .
Viện trưởng Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh
(thuộc trung tâm KHXH và NVQG)
Gs. Mạc Đường

Chút cảm nghĩ về ngành gia phả
LI TANA
LI TANA (tên chữ là Lý Bảo Thạch) là tác giả cuốn Luận án Tiến sĩ về Lịch sử Đàng Trong thời Chúa Nguyễn. Hiện dạy Khoa lich sử và chính tri trường Đại Học Quốc Gia Úc (UNIVERSITY OF WOLTONGONG AUSTRALLA)

Thật thú vị khi nghiệm bút để viết cảm nghĩ cho quyển sách "Dõi Tìm Tông Tích Người Xưa" quyển trứ tác thứ ba vế gia phả Việt Nam của bác Dã Lan Nguyễn Đức Dụ tác giả.

Điều kỳ thú là, gia phả đã có lâu đời ở miền Bắc Việt Nam, nhưng môn gia phả học ở Việt Nam lại nhờ bác Dã Lan là một người sống lâu năm ở miền Nam một vùng đất mới hình thành ba trăm năm nay mới được sáng lập trên đất nước miền Nam. Nói cách khác, là gốc gia phả tuy ở miền Bắc mà quả gia phả học lại kết tinh trên đất phì nhiêu của miền Nam. Cuộc Nam tiến truyền thống của dân tộc Việt Nam này làm cho tôi là một cựu sinh viên nghiên cứu về lịch sử Nam tiến của đất nước này nghĩ đến rất nhiều.

Quả thật tác phẩm của bác Dã Lan có đặc điểm của cả hai miền: Nghiên cứu cẩn thận, bút pháp có vẻ sử gia nhưng lại diễn tả với sự hiểu biết sâu xa về văn học của bác, cho nên gia phả mà bác Dã Lan biên soạn có một phong cách riêng, khác với những gia phả cổ truyền Việt Nam. Nói đúng hơn, bác Dã Lan Nguyễn Đức Dụ đã không những kế thừa một truyền thống lâu đời về gia phả đã tồn tại ở Việt Nam hơn nghìn năm, mà còn chỉnh lý và tổng kết lại kiến thức về môn học này, so sánh với những phương pháp nghiên cứu của Tây phương, lý luận hóa và phong phú thêm phần di sản quý báu của dân tộc Việt Nam này. Điều mà tôi thích nhất là khi hành văn bác Dã Lan lại không phô trương về kiến thức của mình, mà viết với một phong cách trong sáng, thong thả và dễ gần.

Là một người phụ nữ tôi vui mừng khi đọc những quan điểm của báu Dã Lan về gia phả học: gia phả ngày nay không nên ép buộc gò bó mãi trong lề lối cũ, mà trái lại, gia phả ngày nay phải được xây dựng theo một quan niệm mới... nên thêm ngành ngoại, tức là thêm cả con gái nữa chẳng hạn.

Là một học giả thuộc thế hệ trẻ, tôi xúc động khi đọc thu gom các dòng tộc mà bác Dã Lan viết. Tôi bùi ngùi khi tưởng tượng lại trong bao nhiêu năm gian nan bác chịu sống nghèo đi một xe đạp cũ cặm cụi mải mê đi tìm tông tích người xưa.
Bác Dã Lan đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu gia phả học và tìm được một lối biên soạn gia phả thật giản dị để dạy bảo thế hệ con cháu của mình như bác đã làm.
Tôi mừng cho nước Việt Nam đã có một học giả như bác Dã Lan.
Tôi cũng mừng cho mình đã quen và thân với một người Việt Nam có nhân cách chân thành, cương trực, phóng khoáng, và đầy đức hy sinh như bác Dã Lan Nguyễn Đức Dụ.
9/12/1995


[1] Á Nam Trần Tuấn Khởi ("Mấy lời giới thiệu" - Đông Kỷ Dậu. 1969).
[2] Nguyễn Hiến Lê (Giới thiệu "Lược khảo phổ trạng các nhà văn". 07/10/74 - sẽ xuất bản).
[3] Thái Ninh (Thông Tấn Xã Việt Nam - Thứ Bảy 28/1 1/92)

(Còn tiếp)
posted by phominhtu at
12:24 AM

1 Comments:

Tuesday, November 29, 2005

Nậu ...Yên mô , Long phụng?

VỀ TỪ NẨU VÀ NẬU Ở NAM TRUNG BỘ
(Trịnh Sâm, Đi tìm bản sắc Tiếng Việt, XB năm 2001)

Trong đời sống có những cách nói, những từ ngữ đi vào kho tàng ngôn ngữ dân tộc mang theo dấu ấn từ địa phương nhất định. Dấu ấn đó không chỉ là những từ ngữ chỉ thực vật có ở vùng này mà không có ở vùng khác như (cây) tràm, (cây) đước, (cây) bần... hoặc chỉ ở một phương thức sinh sống gắn liền với sông nước một vùng như (câu) dầm, (câu) rê ... ở Nam bộ, hay những từ ngữ chỉ đặc sản địa phương như kẹo gương, mạch nha, đường phổi... Ở Trung bộ, mà đôi khi còn thể hiện trong cách nói rất riêng ở từng địa phương tạo nên cái đa dạng chung cho tiếng Việt.
Từ nẩu và nậu ở Nam Trung bộ là một trường hợp cụ thể. Nẩu là một đại từ tương đương với họ hoặc chúng nó được dùng khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động vùng này, phổ biến đến mức, có người "xấu mồm xấu miệng" đã dùng tên gọi "dân nẩu” để chỉ cư dân Trung bộ.
Trước hết nẩu có lẽ không phải từ cổ. Tìm trong những văn bản cũ cũng như những cuốn từ điển xưa lấy tiếng nói vùng Nam Trung bộ làm cơ sở thì không có. Chỉ thấy một từ rất gần âm và gần nghĩa, ấy là từ nậu. Chẳng hạn đầu nậu được từ điển Việt Pháp của J.F.M Génibrel gii thích bằng “chef de groupe" hay nậu = bọn, lũ (Huỳnh Tịnh Paulus Của, Tom II tr. 73 . . . )

Phải chăng nẩu là do nậu ấy nói gộp lại?

Một số học giả nước ngoài cùng như người Việt đã tán đồng ý kiến này. Thế nhưng trong tiếng địa phương đang bàn không có từ ấy như trong tiếng Việt toàn dân. Có vai trò chỉ trỏ và xác định như ấy ở đây được dùng là các từ đó, kia, nọ, này (Như nậu đó, ông kia, bà này...) thậm chí trong phạm vi giao tiếp hẹp hơn còn thấy có cả ni, nớ, tê, tề nữa.

Hiện nay, hai từ nẩu và nậu này đã phân hóa chức năng sâu sắc kể cả về mặt ngữ nghĩa: một đằng mang nghĩa xác định (nẩu), một đằng trái lại (nậu), cả về mặt sử dụng: một đằng có thể dùng độc lập (nẩu) một đằng không thể dùng độclập (nậu). Đó là chưa kể sự khác biệt trong chức năng hồi chỉ mà hai từ này gánh vác: nậu... (ngôi thứ ba số nhiều); nậu (ngôi thứ ba số ít lẫn số nhiều và đôi khi ca ngôi thứ hai số ít).

Cho nên có thể xem đây là hai từ riêng biệt chứ không phải là kết quả của hiện tượng “gộp âm" kiểu như ổng, chỉ bả, ngoải.
Quan sát cách nói của đồng bào địa phương, cũng như trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ, thấy từ nậu không được dùng một mình. Nói nậu, bao giờ cũng phải nói nậu gì đấy cụ thể. Chẳng hạn:

Ai về nhắn với nậu nguồn
Trầu cau gởi xuống, cá chuồn gởi lên
- Nậu nại dại lắm ai ơi
Trời nắng không núp đem phơi ngoài đồng

hay:
nậu rớ, ăn gạo chợ, uống nước sông. . .

Hoặc:
ăn đằng sóng, nói đằng gió như nậu rỗi.


Như vậy hoạt động của từ nậu khá hạn chế.
Nó chỉ xuất hiện trong một số tổ hợp đế chỉ một nghề nhất định như nậu nguồn (nhóm người chuyên sống bằng nghề rừng), nậu nại (nhóm người chuyên sống về nghề làmmuối), nậu rớ (nhóm người chuyên sống trên những bè trên sông, chuyên đánh cá vùng nước lợ), nậu rỗi (nhóm người chuyên buôn bán cá)...

Điều này có thể giải thích bằng con đường từ nguyên: nậu trước kia là một đơn vị hành chánh nhỏ hơn thôn nhưng lớn hơn man, gồm một nhóm người làm ruộng ở vùng núi hay vùng biển, do các chúa nhà Nguyễn đặt ra khi thiết lập nền cai trị ở Trung bộ và có lẽ vì thế mà người cầm đầu nhóm này được gọi là đầu nậu (xem thêm Phan Khoang, Việt sử Đàng trong 1555-1777, Nxb Khai Trí, Sai gon, 1969, trang 463).

Trái lại, nẩu có phạm vi hoạt động rộng hơn. Thường thường, nẩu được dùng như một đại từ ngôi thứ ba số nhiều. Trong một số ngữ cảnh, nó có thể thay thế cho thiên hạ, hoặc người ta". Hình như ngoài cái nghĩa chung ấy, nó còn hàm thêm sắc thái không được thân mật và thiện cảm lắm.
Chẳng hạn lời cô gái:
Giàu như nẩu sáng cơm chiều cá
Nghèo như em sáng rổ rau má, chiều trả cua đồng
Ơn cha không bỏ, nghĩa chồng không quên

Hoặc:
Thuốc ngon chợ huyện, giấy quyến Sa Huỳnh
Nẩu xa mược nẩu, đôi lứa mình đừng có xa

Rõ ràng ở dây có sự đối lập giữa tầng lớp giàu sang với cô gái quê nghèo (câu I) có sự tương phản giữa tình cảm đôi trai gái xứng đôi vừa lứa một lòng một dạ yêu nhau (giấy quyến Sa Huỳnh cuốn với thuốc rê chợ Huyện) với sự thay đổi ân tình của thiên hạ (câu 2). Đây là hai hoàn cảnh, hai cảnh ngộ mà bao giờ người trong cuộc cũng như đứng cao hơn cái vị trí bình thường để bình phẩm:

"Em sáng rổ rau má, chiều trã cua đồng, nhưng chuyện ơn chuyện nghĩa thì không thể nào quên. Còn nẫu tuy sáng cơm chiều cá thật đó, nhưng ăn ở thì hổng ra làm sao hết". Hóa ra, nghèo là nghèo tiền nghèo bạc nhưng chuyện tình nghĩa không nghèo. Một trường hợp chuyển hóa khái niệm thật thú vị! Còn câu ca dao tiếp theo, tinh thần cũng vậy: "Nẩu xa (thì) mươc (mặc) nẩu !”. Một lời khẳng định không gì lay chuyển được, vượt lên trên cái lề thói thường tình của xã hội.
Có thể nói, hễ ở đâu trong ca dao Nam Trung bộ có lời ai oán, thở than về tình duyên trắc trở thì ở đó có từ nẩu. Trong nhưng trường hợp như vậy, nẩu cũng bị lây chất u ám, và cũng như đã nói, nó mang một sắc thái biểu cảm khá rõ nét.

Nói cách khác, hễ nói đến nẩu là có một đánh giá chủ quan nhất định của người nói. Nẩu ở đây không còn giữ nguyên cái vị trí đại từ ngôi thứ ba mà có khi được dùng thư ngôi thứ hai, để chỉ người mình thương nhớ:

Thương chi cho uổng công trình
Nẩu về quê nẩu bỏ mình bơ vơ
Thương sao thương dại thương khờ
Trong nhà không khóc ra bụi bờ khóc than

Có điều tại sao không dùng qua, bậu ngọt lịm và hào phóng như thường thấy ở Nam bộ:

Miễn sao bậu đành ừ
Qua chẳng từ lao khổ .
Dẫu đăng sơn tìm hổ
Hay nhập hải tróc long
Trước sau giữ vẹn một lòng...
Hoặc anh em đằm thắm và mượt mà như ngoài Bắc:
Anh về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng.

Phải chăng những yêu cầu biểu cảm khác nhau đã chi phối cách lựa chọn này. Bởi vì trong câu ca của Nam Trung bộ trên thì "người thương" đâu có còn xứng đáng để xưng hô bình thường, có khác gì nẫu đâu: cũng đến rồi đi như thói bội bạc thường tình như trong bài "nẫu ca" sau:

Nhớ hồi nào đi tát nước cũng kêu, cũng hú
Nhớ hồi nào hàng củ, cũng rủ cũng ren
Bây giờ trống nọ xa kèn
Đàn kêu khác tiếng, em đi theo nẩu rồi
úi chu choa là nó buồn.
Hay:
- Nhớ ngày ăn một nồi, ngồi một chiếu
Xem lời thiết yếu, xử dạ nhất như
Dầu nên anh cũng đợi, dầu hư anh cũng chờ
Đến ngày nay em phụ nghĩa tóc tơ
Người Nam kẻ Bắc em đi theo nẩu rồi
úi chu choa là nó buồn ...

NỀN GIÁO DỤC PHÚ YÊN

NỀN GIÁO DỤC PHÚ YÊN
Từ thành lập Tỉnh 1611 đến 1975

•Trần Tịnh, Ph.D.

Theo tiến trình lịch sử, giáo duc chỉ được tiến hành sau khi ổn định nền hành chánh. Đăëc biệt, đối với Phú yên nguyên là vùng đất của Chiêm thành, phải có thời gian cần thiết đề ổn định trên mọi phương diện, nhất là về an ninh, khẩn hoang, thành lâäp thôn, ấp, dân chúng an cư, nhiên hậu việc giáo dục mới đề cập. Lịch sử Phú yên kể cả khoa cử và giáo dục ở tỉnh này liên quan mật thiết đến cuộc Nam tiến của dân tộc, nội tình Xứ Đàng Trong, cuộc khởi nghĩa của Tây sơn, phục quốc của Gia Long, cuộc Chiến tranh thứ I (chiến tranh Việt Pháp), và sau hết là cuộc Chiến tranh thứ II (Chiến tranh Quốc Cộng) Do đó, thảo luận về nền giáo dục Phú yên từ thành lập tỉnh, 1611, đến 1975 sẽ được chi tiết làm năm giai đoạn:

Giáo dục thời Chúa Nguyễn,

Giáo dục thời Nguyễn Tây sơn

Giáo dục thời nhà Nguyễn

Giáo dục thòi Việt Minh – Cộng sản

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa

1) Giáo Dục Thời Chúa Nguyễn

Nền hành chánh Phú yên được chánh thức thành lập vào năm Tân hợi, 1611, khi Chiêm thành xâm lấn biên cảnh, chúa Nguyễn Hoàng sai Chủ sự Văn Phong đánh dẹp, lấy từ Cù mông đến Thạch bi đặt làm Phủ Phú yên gồm hai huyện Đồng xuân và Tuy hòa. Văn Phong được bổ nhậm làm Lưu thủ. Trước thời điêåm này, ngày 27 tháng 2 Hồng đức thừ 2 (năm Tân sửu, 1471), vua Lê Thánh Tôn tấn công Chiêm thành, lấy núi Thạch bi làm giới hạn. Mãi đến năm Mậu dần, 1578, chúa Nguyển Hoàng bổ nhậm Ông Lương văn Chánh làm Tri huyện Tuy viễn để dẹp yên biên trấn, chiêu tập lưu dân đến ở Cù mông, Bà đài (nay là Xuân đài) và khẩn hoang ở sông Đà diễn. Từ năm Tân sửu 1471 đến năm Mậu dần 1578, từ Cù mông đến Thạch bi còn là đất ki-mi (đất bỏ ngỏ).

Năm Kỷ tỵ, 1629, Lưu thủ Văn Phong dùng quân Chiêm thành làm phản, chúa sai Phó tướng Nguyễn phước Vinh (con trưởng Mạc cảnh Huống lấy Công nữ Ngọc Liên, chúa Hy Tông ban quốc tánh Nguyễn phước) đánh dẹp và đổi Phủ Phú yên thành Dinh Trấn Biên gồm 38 thuộc (thuộc dưới thời Chúa Nguyễn là nơi rừng núi, dọc khe, dọc biển) và đặt quan Tuần thủ.

Năm 1653, Vua Chiêm thành tấn công Phú yên, chúa Nguyễn phúc Tần sai tướng Hùng Lộc đem binh đánh đuổi, vượt núi Thạch bi, chiếm lĩnh và tổ chức đất Khánh hòa, phần bắc Bình thuận đến Phan rang.

Đời chúa Thần Tông, quân Nguyễn đại thắng trong trận đánh Trịnh-Nguyễn năm Mậu tý, 1648, đã bắt được30.000 quân Trịnh. Chúa Nguyễn quyết định đưa 30.000 tù binh này khẩn hoang lập ấp từ Thăng hoa, Điện bàn đến Phú yên. Cứ 50 ngươì làm một ấp, cấp cho lương ăn nửa năm, cho khai thác khai thác những nguồn lợi núi, đầm. Chúa lại ra lệnh cho nhà giàu cho họ vay thóc.

Với tình trạng chiến tranh với Chiêm thành và tranh chấp quyền chính nội bộ, dùng lưu dân và tù binh để khai khẩn, thiết lập làng ấp nói trên, để có một cuộc sống an cư lạc nghiệp, Phú yên, tất yếu, phải có một thời gian cần thiết để bắt đầu cho một nền giáo dục công lẫn tư. Hơn thế nữa, ảnh hưởng lớn trong phát triển giáo dục là việc thi cử để tuyển chọn nhân tài tham chính bị hạn chế dưới thời chúa Nguyễn, vì:

· Chúa nguyễn chỉ dùng người bản tộc(họ Nguyễn), người bản huyện (cùng huyện với chúa Nguyễn), và những người quê quán ở Thanh hóa, nơi nguồn gốc của họ Nguyễn.

· Chức quan trọng yếu như Chưởng Dinh, Cai Cơ, Cai Đội, đều là hạng người kể trên.

· Giòng dõi họ Nguyễn, đời đời được chước trừ sưu sai, tạp dịch.

· Những người quê quán xứ Thuận hóa, xứ Quảng nam[1] đều gọi là người bách tính (dân trăm họ). Nếu có yêu cầu, dân bách tính chỉ được giữ chức Cai Nguyên đầu (Cai coi đầu nguồn), hoặc Đội Thủ ngự (coi việc canh gác và ngăn chặn trộm cướp), hoặc chức Đội để trông coi thổ binh lặt vặt mà thôi.

· Dưới thời Dũng Quận công, Nguyễn phúc Tần (tức chúa Hiền) có lệ cấm học sinh ứng thí. Trong suốt 40 năm, chúa Nguyễn phúc Tần không lấy một người đậu Nhiêu hocï[2]. Qua nhiều kỳ thi tuyển duyệt, không cho khảo thí các sĩ tử Chính đồ[3]à và Hoa văn[4] tại xứ Thuận hóa và xứ Quảng nam.

Như trình bày trên, sau khi ổn định cư trú, an sinh (sử sách không ghi rõ thời gian, có lẽ ít nhất cũng một vài thập kỷ. Căn cứ này được nhận định vì mãi đến năm Bính thân, 1776, tại tuyển trường xứ Quảng nam, một người Phú yên, Trần văn Kiến, ngươì huyện Đồng xuân mới được thăng chức Ký lục huyện. Còn lại, phần lớn tại huyện Đồng xuân và Tuy hòa chỉ là các Nhiêu học trúng cách trong các kỳ duyệt tuyển lớn trong Phủ. Cũng căn cứ vào sử sách và chế độ học ngày xưa do triều Nguyễn để lại, trường công của chúa chỉ mở tại Chính Dinh và các Phủ, Huyện; trường tư mở tại thôn, ấp hay tư gia. Tuy vậy, người được đi học rất ít, phần nhiều là thất học, vì đa số nghèo.

Chương trình học

Trường dạy chữ Nho, hầu hết các sách đều là của Trung hoa, gồm phú, thơ, tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung), ngũ kinh (Dịch, Thi,Thư, Lễ, Xuân Thu), Nam, Bắc sử, Tam giáo, Bách gia chư tử. Đây là một lối học kinh điển, học để hiểu rõ cương thường, đạo lý. Bài học nào cũng là bài học đạo lý. Đàng Trong, chúa Nguyễn không mở trường Đại học.

Khoa cử

Từ Thụy quận công Nguyễn phúc Nguyên đến Đỉnh quốc công Nguyễn phúc Chu, mỗi 5 năm có một kỳ khảo thí Nhiêu họcHoa văn gọi là “Xuân thiên quận thí” (kỳ thi tại quận trong mùa xuân), sĩ nhân trong các huyện tề tựu tại dinh bản trấn để ứng thí. “Xuân thiên quận thí” đầu tiên được tổ chức sau năm Nhâm thân,1632, khi Lộc khê hầu Đào duy Từ đề nghị thi hành phép “duyệt tuyển” (“duyệt tuyển” được tổ chức vào 6 năm một lần; tại Phủ Phú yên có một tuyển trường, trong kỳ duyệt tuyển lớn có kỳ thi Nhiêu học).Với “Xuân thiên quận thí” đầu tiên, Phú yên đã trưởng thành trên hai thập kỷ, kể từ ngày thành lập Phủ. Khoa thi được tổ chức trong một ngày. Đề thi là 1 thú thơ (1 bài thơ) và một bài văn sách. Văn sách là bài nghị luận, đầu đề thường đưa ra là Tứ thư, Ngũ kinh, Nam hoặc Bắc sử, Tam giaó , Bách gia chư tử. Ban Giám khảo gồm Tri phủ và Tri huyện chấm sơ khảo, quan Ký lục bản dinh chấm phúc khảo. Người trúng tuyển là “Nhiêu học tuyển trường” được miễn sai dịch trong 5 năm. Sai dịch gồm có tiền và gạo và khỏi đi lính trong thời gian này. Dưới thời chúa Nguyễn không có thi Hội như ở Bắc Hà.

Năm 1646, chúa Nguyễn phúc Tần định phép mỗi 9 năm mở khoa thi Chính đồ và khoa Hoa văn, mỗi khoa thi ba ngày. Khoa thi ấy gọi là Thu vi Hội thí. Năm sau, 1647, hai khoa Chính đồ và Hoa văn đầu tiên được áp dụng. Sĩ tử tề tựu tai Phú xuân, Chính dinh, để ứng thí.

Khoa Chính đồ thi ba ngày:

Ngày đầu, thi ba đề mục văn Tứ lục[5]

Ngày thứ hai, thi một đề thơ, một đề phú[6]

Ngày thứ ba, thi một đề Sách vấn

Quan trường gồm:

Tri phủ, Tri huyện chấm sơ khảo

Ký lục Cai bạ chấm phucù khảo

Ký lục Nha úy làm Giám phúc (Chánh chủ khảo)

Kỳ thi này gồm ba hạng trúng tuyển:

* Hạng Giáp, làm Hương cống, được tuyển làm Tri phủ hay Tri huyện.

* Hạng Aát, làm Sinh đồ, được tuyển giữ chức Nho học hay Huấn đạo (giáo chức tại huyện).

* Hạng Bính , cũng được làm Sinh đồ hoặc được bổ nhiệm giữ chức Lễ sinh (trông coi việc tế lễ), hoặc được làm Nhiêu học suốt đời.

Khoa Hoa văn thi ba ngày, mỗi ngày làm một bài thơ. Người trúng tuyển được tuyển dụng làm việc ở tam Ti: Xá sai ti, Tướng thần lại ti và Lệnh sử ti.

Năm Aát hợi, 1695, sau khoa thi Chính đồ và khoa Hoa văn, chúa Nguyễn phúc Chu mở khoa thi Văn chức và thi Tam ti trong phủ Chúa . Thi Văn chức gồm Tứ lục, thơ phú, văn sách. Thi Xá sai ti gồm việc binh lính, lương bỗng, từ tụng, Thi Tướng thần lại tiLệnh sử ti thì chỉ làm một bài thơ.

Năm Canh thân, 1740, chúa Nguyễn phúc Khoát tái qui định khoa cử, khoa Thu thi năm này thi bốn ngày:

Ngày đầu thi ba bài văn sách. Người trúng tuyển được làm Nhiêu học tuyển trường, miễn tạp dịch, miễn nạp tiền và gạo trong 5 năm.

Ngày thứ nhì thi một bài thơ và một bài phú và ngày thứ ba thi hai bài Kinh nghĩa. Người trúng tuyển được làm Nhiêu học thi trúng, được miễn các hạïng sai dịch suốt đời.

Ngày thứ tư thi một đạo văn sách vấn. Trúng tuyển được làm Hương cống và được bổ nhiệm làm Tri phủ, Tri huyện hay Huấn đạo.

Trong thời chúa Nguyễn cai trị xứ Đàng trong, Phủ Phú Yên, phần lớn thi đậu Nhiêu học tại tuyển trường Phủ. Sử sách không ghi nhận có người thi đậu Hương cống .Những nhà văn học đã đỗ đạt va nổi danh đương thời như Trần văn Kiến làm đến chức Ký lục huyện, Phan văn Liên, Lưu quốc Thắng và Võ văn Cao là những nhân sĩ sau này đã phò tá dưới triều Tây sơn.

Giáo Dục Thời Nhà Nguyễn Tây sơn (1788 – 1802)

Dưới triều Nguyễn Tây sơn, chữ nôm được trọng dụng, vua Quang Trung khuyến khích dùng chữ nôm và chính nhà vua đã dùng chữ nôm trong các chiếu, biểu, sắc, dụ và văn thư trong triều đình. Trong các khoa thi, chữ Hán vẫn đuoc dùng, nhưng đến đệ tam truòng, các sĩ tử phải làm thơ phú bằng quốc âm.

Như các địa phương khác, trường học ở Phú yên đuợc thành lập từ thôn xã trở lên huyện, phủ. Đền chùa đuợc dùng làm nơi giảng dạy. Triều đình bổ nhậm viên Huấn đạo đến dạy và trông coi, khuếch trương giáo dục tại phủ. Dưới quyền Huấn đạo là các nho sĩ lựa chọn trong số người có học, có hạnh tại địa phương để giảng dạy tại các thôn xã.

Khoa thi:

Mỗi ba năm, mở khoa thi tại Kinh đô. Khoa thi đầu tiên năm Quang Trung thứ 2 (1789). Khoa thi văn gọi là khoa thi Minh Kinh. Trúng tuyển ưu hạng khoa thi này có Ông Phan văn Biên, người Phú yên, giỏi kinh sử, thông bách gia chư tử, thạo âm nhạc, rành toán pháp. Ông được bổ nhậïm làm Huấn đạo.

Giáo Dục Duớí Thời Nhà Nguyễn

Giáo dục dưới thời nhà Nguyễn có thể chia làm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất từ vua Gia Long (1802) đến cuối đời vua Tự Đức (1883) và giai đoạn thứ nhì dưới thời thuộc Pháp.

1) Giai đoạn thứ nhất (1802 – 1883):

- Dưới thời vua Gia Long

Sau khi thống nhất sơn hà, năm thứ 2, 1803, vua Gia Long chuẩn định điều lệ giáo dục:

- Về giáo viên, mỗi xã chọn 1 người có đức hạnh, văn học, được miễn tạp dịch, để dạy bảo con em trong làng. Mỗi xã có 1 trường Tiểu học.

- Về học sinh, lớp Tiểu học:

- Từ 8 tuổi trở lên học sách Hiếu kinh và Trung kinh.

- Từ 12 tuổi trở lên, trước học Luận ngữ, Mạnh tử, thứ đến học Trung dung.

- Từ 15 tuổi trở lên, trước học Kinh thi, Kinh thư, thứ đến, Kinh dịch, Kinh Xuân thu, sách Chu tử cùng sách sử.

Gia long thứ 4, 1805, bổ nhiệm 1 Đốc học cho ba trấn Quảng nghĩa, Bình định và Phú yên.

Gia long 11, 1812, dinh trấn đề cử người văn học trên 50 tuổi, mỗi tổng 2 hoặc 3 ngưởi do Trấn cấp ủy nhiệm cho miễn việc binh, miễn sưu, để dạy học trò mới học.

Mãi đến Minh Mạng thứ 3, 1822, Tỉnh Phú yên mới có 1 Đốc học, giảm bơtù viên trợ giáo, tại thành Trấn thủ có 1 viên chánh thất phẩm Giáo thụ và mỗi huyện có 1 viên chánh bát phẩm Huấn đạo để chuyên lo việc giáo dục trong quản hạt. Năm Minh Mạng thứ 13, 1832, Trấn Phú yên ít học trò, viên Giáo thụ phải lo việc giảng tập ở học đường và khảo tập khóa hạch.

Thiệu Trị thứ 6, 1846, một Huấn đạo được đặt tại huyện Tuy hòa và ban cấp sách vở cho các kẻ sĩ trong Tỉnh. Năm 1847, sĩ số Phú yên tăng lên gấp đôi, nên Triềâu đình đặt 1 Đốc học.

Tự Đức thứ 1, 1848, tái lập trường Đốc học Tỉnh Phú yên. Thời gian trước, Phú yên có Đốc học, sau đổi lại đăït chức Giáo thọ, trong năm ấy quan Tỉnh xin tái lập chức Đốc học và tái thiết nhà trường. Tự Đức thứ 2, 1849, giảm 1 Giáo thụ phủ Tuy an.

Chuơng trình giảng tập

Cách thức giảng tập gồm bốn trường: trường thứ nhất dùng kinh nghĩa, truòng thứ hai dùng chiếu, chế, biểu, trường thứ ba dùng thơ phú và trường thứ tư dùng sách vấn. Học đường sở tại của các quan tế tửu, tư nghiệp, đốc học, giáo thụ, huấn đạo, chia ngày lẻ, ngày chẵn để giảng dạy. Đầu tiên giảng kinh truyện, sau giảng chính sử. Lệ thường, ngày mồng 3 ,9, 17, 25 ra đầu bài. Các quan đốc phủ, bố, án, mỗi tháng mộït lần ra bài xét sĩ tử trong hạt.

Thưởng phạt

Ai văn học giỏi được xét thưởng bút, giấy, mực. Ai lười học tập, hạnh kiểm xấu, bị đánh roi.

Sách giáo khoa:

Học chính Tỉnh , học đường giáo huấn ở phủ, huyện được triều đình cung cấp sách giáo khoa gồm ngũ kinh, tứ thư đại toàn, thi vận tập yếu, thơ vua sáng tác, thơ Bác tuần, Khâm định tập vận trích yếu.

Khoa cử

Tiến trình khoa cử gồm Khảo khóa, Tỉnh hạch, thi Hương, thi Hội và Đình thí.

Điều lêï khảo khóa:

Khảo khóa là khoa thi mở hàng năm tại tỉnh do quan Đốc học tổ chức dưới quyền chủ tọa của vị quan đầu tỉnh. Khảo khóa mở ra nhằm mục đích khuyến khích học sinh học tập, đồng thời cho họ làm quen với lối văn trường thi trong kỳ thi Hương. Ban Giám khảo gồm quan Đốc học ở tỉnh, các quan Giáo thọ ở phủ, quan Huấn đạo ở huyện. Đề thi do các học quan ở tỉnh ra.

Hàng năm vào mùa hạ ngày 15 tháng tư và mùa đông ngày 15 tháng mười là kỳ khảo hạch . Sỉ tử được khảo hạch, người thông văn thể được miễn trừ việc lính và phu dịch trong một hoặc nửa năm, cho tiện việc theo đuổi học tập. Liên tục 8 khóa trong 4 năm, sĩ tử đậu qua văn thể trong 4 trường, được phép miễn tiếp.

Người trúng tuyển khảo khóa, được quan Đốc học cấp văn bằng. Danh sách và quyển khảo nộp về kinh.

Tỉnh hạch

Ba năm một lần, có một kỳ Tỉnh hạch truớc kỳ thi Hương độ vài ba tháng. Chỉ những khóa sinh mới được dự thi. Trúng cách gọi là thí sinh và sau đó mới được thi Hương.

Thi Hương

Thi Hương để lấy đỗ Cử nhân hoặc Tú tài. Đời Gia long chỉ có Hương thí. Tuy nhiên, đối với Phú yên, đến Gia long thứ 12, 1813, tức khoa Quí dậu mới lập thêm trường Quảng đức (tức trường Thừa thiên sau này) cho thí sinh từ Quảng trị đến Phú yên, Khánh hòa và Gia định thành. Mãi đến Minh mạng thứ 3, 1822, mới có Hội thí và Đình thí. Hương thí vào các năm tí, ngọ, mẹo, dậu. Hội thí và Đình thí vào các năm thìn, tuất , sửu, mùi.

Thi gồm bốn kỳ: kỳ đệ nhất trường thi kinh nghĩa 5 đề, truyện 1 đề, sĩ tử có thể chọn 1 hay nhiều đề kinh nghĩa; kỳ đệ nhị trường thi chiếu, biểu, chế, mỗi thứ một đề; kỳ đệ tam trường thi thơ theo thể Đường luật thất ngôn một đề, phú một đềù, và kỳ đệ tứ trường thi văn sách một đề. Thi xong một kỳ, thí sinh nghỉ khoảng một tuần chờ kết quả, ai trúng tuyển vào kỳ kế tiếp. Thường một khoa thi có thể kéo dài đến hơn một tháng. Đời Gia long, người đỗ nhất trường được miễn lính phu trong 1năm, đỗ nhị trường được miễn 3 năm. Đỗ tam trường gọi là Sinh đồ, đỗ tứ trươnøg gọi là Hương cống, sau đổi Sinh đồ là Tú tài, Hương cống là Cử nhân. Người đỗ đầu tứ trường là Giải nguyên.

Sau khi đậu Cử nhân, tân khoa trở về quê, hoặc được giới thiệu vào học trường Quốc tử giám, hoặc về học tại trường Đốc mộtä thời gian từ 1 đến 2 năm để chuẩn bị cho kỳ thi Hội tại kinh đô. Có người ra làm quan rồi chờ dịp Triều đình mở ân khoa sẽ thi Hội. Thi Hội tại kinh đô Huế.

Thi Hội

Thi Hội và thi Đình là các kỳ thi tuyển chọn tài năng cao nhất trong nước, được gọi là Đại tỉ hay Đại khoa.

Thi Hội là kỳ thi quốc gia dành cho những người thi đậu 4 kỳ thi Hương hay những người tốt nghiệp Quốc tử giám, thường tổ chức vào trọng xuân. Trường thi là trường Kinh Bắc tại nội thành, có tường gạch bao quanh, thí sinh ngồi trong phòng, có bàn sẵn để viết mà không phải mang lều chõng như thi Hương. Thi Hội cũng gồm 4 kỳ như thi Hương, nhưng vói trình độ cao hơn, bài làm qui định dài hơn. Điểm chấm cũng được qui định chặt chẽ hơn.

Kỳ nhất thi Hội có 7 đề Kinh nghĩa, tứ thư, ngũ kinh. Người xuất sắc có thể hoàn tất 7 bài, thí sinh thường thì chọn 2 trong 7 bài là đủ để được chấm, phải đậu kỳ trước mới được vào kỳ kế tiếp. Thơ thì thi Hội dùng thể Đường luật ngũ ngôn; phú thì 8 vần theo thể đời Minh, Thanh. Người trúng cách trong bốn kỳ sẽ được dự thi Điện.

Quyển của các Cống sĩ (thí sinh dự thi Hội) phải đệ trình vua ngự lãm. Bởi vậy, thi bốn kỳ, Cống sĩ phải nộp tám quyển, bằng giấy lệnh, kẽ ô son, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 22 chữ. Sáu quyển của ba kỳ đầu, mỗi quyển 10 tờ. Hai quyển kỳ thứ tư phải đóng đủ 30 tờ. Cống sĩ làm bài bằng mực đen.

Quan trường

Quan trường gồm hai hạng: ban chấm quyển và ban giám sát.

Ban chấm quyển: chấm bài thi đã được rọc phách theo trình tự gồm quan Sơ khảo, Phúc khảo, Giám khảo, và Chánh, Phó chủ khảo là người chấm bài sau cùng để quyết định đậu hay hỏng.

Ban giám sát

Ban giám sát có nhiệm vụ trông nom việc thi cử. Quan Chánh, Phó Đề điệu coi sóc, phân quyển, rọc phách, ráp phách. Giám sát Ngự sử và Chưởng án thay mặt vua, đại diện triều đình, nhận xét cuộc thi và phúc trình lên nhà vua. Dưới quyền Ngự sử có tám viên Thể sát chuyên trách canh phòng trường thi và coi việc gian lận của quan trường và thí sinh.

Phú yên dưới triều Nguyễn không có người nào vào Điện thí, do đó ở đây không thảo luận về kỳ Điện thí ( thi trong sân nhà vua).

Khoa Bảng

Từ khoa Đinh mão, Gia long thứ 6 (1807) đến khoa Nhâm ngọ, Tự đức thứ 35 (1882) có 32 khoa thi Hương, Phú yên có 12 người đậu Cử nhân:

1. Lê đức Ngạn, người xã Cự Lộ, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Gia định, khoa Tân tỵ, năm Minh mạng thứ 2 (1821). Khoa thi lấùy đậu 12 người.

2. Nguyễn văn Thạnh, người xã Định an, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Thừa thiên, khoa Tân mão, năm Minh mạng thứ 12 (1831). Khoa thi lấy đậu 12 người.

3. Nguyễn duy Hiển, người xã Ngân sơn, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân khoa Giáp ngọ tại trường Thừa thiênï, năm Minh mạng thứ 15 (1834). Khoa thi lấy đậu 31 cư ûnhân.

4. Đào văn Tú, người xã Phú lộc, huyện Tuy hòa, đậu Cử nhân tại trường Thừa thiên. Khoa thi Tân sửu, năm Thiệu trị thứ nhất (1841). Khoa thi lấy đậu 40 người.

5. Phạm Mẫn, người xã Tân thạnh, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Thừa thiên, khoa Đinh mùi, năm Thiệu trị thứ 7 (1847). Khoa thi lấy đâäu 46 người.

6. Nguyễn hữu Thành, người xã Thành đức, huyện Tuy an, đậu Cử nhân tại trường Gia định, khoa Kỷ dậu, năm Tự đức thứ 2 (1849). Khoa thi lấy đậu 17 cử nhân.

7. Mai thế Tuyển, người xã Yên thành, huyện Đồng xuân, đâïu Cử nhân tại trường Thừa thiên, khoa Canh tuất, năm Tự đức thứ 3 (1850). Khoa thi lấy đậu 48 cử nhân.

8. Đoàn văn Diệu, người xã Cửu an, huyện Đôàng xuân, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Aát mão, năm Tự đức thứ 8 (1855). Khoa thi lấy đậu 13 người.

9. Lê quan Quang, người xã Thạch khê, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Aát mão, năm Tự đức thứ 8 (1855). Khoa thi lấy đâïu 13 người.

10. Nguyễn đăng Dinh, người xã Phương đài, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Canh ngọ, năm Tự đức thứ 23 (1870). Khoa thi lấy đậu 16 người.

11. Trần khải Địch, người xã Diêm trường, huyện Đồng xuân, đâïu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Quý dậu, năm Tự đức thứ 26 (1873). Khoa thi lấy đậu 15 người.

12. Trần kỳ Phong, người xã Xuân đài, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân khoa Bính tý tại trường Bình định, năm Tự đức thứ 29 (1876). Khoa thi lấy đậu 12 người.

2) Giai đoạn thứ nhì – Giáo dục nhà Nguyễn dưới thời Pháp thuộc (từ Hòa ước Quí mùi 1883 đến 1945):

Sau Hòa ước Quí mùi nhận sự bảo hộ của Pháp, triều đình Nguyễn trong cơn biến cố phế lập , nhưngõ cuộc khởi nghĩa Cần vương liên tục và dân chúng nổi dậy chống Pháp, giáo dục, Phú yên cũng như toàn quốc vùi trong cơn biến loạn. Từ vua Dục đức (1883), Hiệp hòa, Kiến phúc, Hàm nghi, đến Đồng khánh (1888), chỉ có 5 khoa thi Hương. Học chánh không có gì tiến triển thay đổi. Trong thời gian này, Phú yên có 2 người đậu cử nhân:

1) Nguyễn Phong, người xã Mỹ phú, huyện Đồng xuân, đậu cử nhân tại trường Bình định, Aân khoa Giáp thân, năm Kiến phúc thứ 1 (1884). Khoa này lấy đậu 18 cử nhân.

2) Đăïng Châu, người xã Củng sơn, huyện Sơn hòa, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Aát dậu, năm Hàm nghi thứ 1 (1885). Khoa này là Hương thí chính khoa trong toàn quốc, vì chiến sự, chỉ có duy nhất trường Bình định, ïlấy đậu 8 cử nhân.

Khởi từ đạo Dụ ngày 31 tháng 5 năm 1906, năm 1907 chính phủ bảo hộ Pháp và triều đình Huế qui định giáo dục mới. Tuy nhiên, chương trình học và khoa cử vẫn còn duy trì đến 1919 (ở Bắc kỳ 1915).

Năm Thành thái thứ 11 (1899), triều đình Huế cho mở 4 trường công lập Hán học ở Phú Yên:

1) Trường Tỉnh học ở An thổ, sau dời ra Sông cầu, có Đốc học.

2) Trường Phủ học Tuy an, có chức Giáo thụ.

3) Trường Huyện học Đồng xuân, có chức Huấn đạo.

4) Trường Huyện học Sơn hòa, có Huấn đạo.

Ngoài ra, mỗi làng có trường tư, trường Aáu học, do thầy đồ dạy tại tư gia, từ vỡ lòng cho đến khi nghe sách được thì vào trường Huấn, Giáo, Đốc. Trường Đốc dạy cho đến trình độ dự thi Hương tại Bình định hoặc Thừa thiên. Thầy đồ thường từ Nghệ, Tịnh, Quảng nam. Nhà giàu cho con học tại Bình định, Quảng nam, Thừa thiên. Chẳng hạn, cụ Tú Huỳnh thượng Trung, Huỳnh huệ Địch học với cụ Trần quí Cáp tại Quảng nam, cụ cử Trương trọng Cừu thọ giáo Tiến sĩ Hồ sĩ Tạo , Bình định.

Năm 1918, Khoa Mậu ngọ, Khải định thứ 3, là khoa thi Hương cuối cùng của triều Nguyêãn. Trường Thừa thiên láy đậu 22 người, Trường Bình định 12 người: trường Thanh hóa và trươnøg Nghệ an thi chung tại Nghệ an: trường Thanh hóa lấy 10 người, trường Nghệ an lấy 15 người.

Khoa bảng:

Trong thời kỳ Pháp thuộc từ vua Kiến Phúc đến khoa thi Hương cuối cùng năm 1918, đời Khải định, Phú yên có 18 người đậu Cử nhân.

1) Nguyễn Phong, người xã Mỹ phú, phủ Tuy an, đậu Cử nhân tại trường Bình định, Aân khoa Giáp thân, Kiến Phúc thứ nhất (1884). Khoa này lấy đậu 18 người.

2) Đặng Châu, người xã Củng sơn, huyện Sơn hòa, đậu Cử nhân tại trường Bình định, An khoa Aát dậu là Hương thí chính khoa, năm Hàm nghi thứ 1 (1885). Khoa này lấy đậu 8 người.

3) Nguyễn Đức, người xã Bình thạnh, huyện Đồng xuân, thi đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Tân mão, năm Thành thái thứ 3 (1891). Khoa này lấy đậu 16 người.

4) Nguyễn bá Côn, người huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Giáp ngọ, năm Thành thái thứ 6 (1894). Khoa này lấy đậu 19 người.

5) Võ phụng Cang, người xã Diêm điền, huyện Tuy an, đậu Cử nhân tại trường Bình định. Khoa Đinh dậu, năm Thành thái thứ 9 (1897). Khoa này lấy đậu 18 người.

6) Võ đôn Luân, người xã Khoan hậu, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Đinh dậu, năm Thành thái thứ 9 (1897). Khoa nầy lấùy đậu 18 người.

7) Lê Mai, người xã Triều sơn, huyện Đồng xuân, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Canh tý, năm Thành thái thứ 12 (1900). Khoa này lấy đậu 24 người.

8) Lê huỳnh Lưu, người xã Long uyên, huyện Tuy an, đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Quý mão, năm Thành thái thứ 15 (1903). Khoa này lấy đậu 18 người.

9) Phạm Đàm, người xã Năng tịnh, huyện Tuy hòa, thi đậu Cử nhân khoa Bính ngọ, năm Thành thái thứ 18 (1906). Khoa này lấy đậu 24 người.

10) Đặng Lang, người xã Củng sơn, huyện Sơn hòa, thi đậu Cử nhân khoa Bính ngọ, năm Thành thái thứ 18 (1906). Khoa này lấy đậu 24 người.

11) Lê phụng Cảnh, người xã Khoan hậu, huyện Đồng xuân, thi đậu Cử nhân khoa Bính ngọ, năm Thành thái thứ 18 (1906). Khoa này lấy đậu 24 người.

12) Trương trọng Cầu, người xã Vĩnh xuân, huyện Tuy hòa, thi đậu Cử nhân tại trường Bình định, khoa Kỷ dậu, năm Duy tân thứ 3 (1909). Khoa nầy lấy đậu 16 người.

13) Trần khắc Đôn, người xã Hảo minh, huyện Đồng xuân, thi đậu Cử nhân tại trường Bình định khoa Nhâm tý, năm Duy tân thứ 6 (1912). Khoa này lấy đậu 18 người.

14) Đặng trác Văn, người xã Ngân sơn, huyện Tuy an, thi dậu Cử nhân tại trường Bình định khoa Aát mão, năm Duy tân thứ 9 (1915). Khoa này lấy đậu 18 người.

15) Nguyễn viết Duy, người xã Mỹ phú, huyện Tuy an, thi dậu Cử nhân tại trường Bình định khoa Aát mão, năm Duy tân thứ 9 (1915). Khoa này lấy đậu 18 người.

16) Bùi Cạnh, người xã Long Uyên, huyện Tuy an, thi dậu Cử nhân tại trường Bình định khoa Aát mão, năm Duy tân thứ 9 (1915). Khoa này lấy đậu 18 người.

17) Trần đình Hiển, người xã Qui hậu, huyện Tuy hòa, thi đậu Cử nhân khoa Mậu ngọ, năm Khải định thứ 3 (1918). Khoa này lấy đậu 12 người.

18) Lê hoàng Hà, người xã Long Uyên, huyện Tuy an, thi đậu Cử nhân năm 19 tuổi tại trường Bình định, khoa Mâïu ngọ, năm Khải định thứ 3 (1918). Khoa này lấy đậu 12 người.

Ngày 21 tháng 12 năm 1917, Toàn quyền Albert Sarraut ra Nghị định ban hành Học chính Tổng qui ở Đông duong (Reglement Général de l”Instruction Publique en Indochine). Vì tại Phú yên cho đến 1945 chỉ có trường Tiểu học, do đó chỉ thảo luận hạn chế trong bậc học này mà thôi. Chương trình Tiểu học Pháp Việt có các cấp và lớp như sau:

1) Trưòng Sơ đẳng Tiểu học: Trường thiết lập ở điạ phương gọi là Hương trường hay Sơ học (Ecole Primaire Elémentaire). Chương trình dạy gồm Pháp ngữ và Quốc ngữ, tại Phú yên, một cách tổng quát, mỗi Tổng một trường có ba lớp, từ thấp lên cao:

· Lớp Đồng ấu hay Lớp Năm (Cours Enfantin,) 7 tuổi,

· Lớp Dự bị hay Lớp Tư (Cours Préparatoire), 8 tuổi,

· Lớp Sơ đẳng hay Lớp Ba (Cours Elémentaire), 9 tuổi.

Cuối năm lớp Ba, học sinh phải qua kỳ thi lấy bằng Sơ học Yếu lược, gọi tắt là Bằng Yếu lược (Primaire Elémentaire).

2) Tiểu học toàn cấp (Ecole Primaire de plein exercice): Học sinh đỗ Bằng Yếu lược được nhập học, việc giảng dạy từ lớp Nhì đến lớp Nhất hoàn toàn bằng tiếng Pháp, theo trình tự sau:

· Lớp Nhì năm thứ Nhất (Cours Moyen première année), 10 tuổi,

· Lớp Nhì năm thứ Hai (Cours Moyen deuxième année)[7], 11 tuổi,

· Lớp Nhất (Cours Supérieur), 12 tuổi.

Cuối năm học lớp Nhất, học sinh thi Bằng Tiểu học Yếu lược hay Sơ đẳng Tiểu học, gọi tắt là Sơ học Pháp Việt (Certificate d’Etudes Primaire Franco-Indigène, viết tắt là CEPFI, miền Bắc gọi là Bằng Cơ thủy).

Chương trình Tiểu học Pháp Việt 6 năm nói trên được áp dụng từ 1927 theo sự sửa đổi chương trình tiểu học của Nha Học chánh Đông dương thời ấy. Trước thời gian này, theo Học chánh Tổng qui do Toàn quyền Albert Sarraut ký ngày 21-12-1917, chỉ có 5 lớp chia làm 2 cấp: Sơ đẳng Tiểu học gồm 3 năm đầu thi lấy bằng Sơ học Yếu lược và Tiểu học gồm 2 năm thi lấy bằng Tiểu học Yếu lược (Primaire) và số tuổi qui định như trên.

Cũng kể từ 21-12-1917, tất cả các trường dạy chữ Nho cả công lẫn tư đều xếp vào loại trường tư và phải tuân thủ mọi qui chế của chánh quyền Pháp ban hành.

Sau khi bãi bỏ Hán học (1918), cho đến năm 1945, tỉnh Phú yên có: 5 trường Tiểu học có đủ 5 lớp: Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng, lớp Nhì nhất niên, lớp Nhì nhị niên và lớp Nhất, 30 trường Sơ học có 3 lớp :Đồng ấu (lớp 5), Dự bị (lớp 4) và Sơ đăúng (lớp 3). Ngoài ra còn có một số trường 2 lớp: Đồng ấu và Dự bị, chưa có trường Trung học[8]. Trường Tiểu học nói trên được thiết lập theo trình tự sau:

· Trường Tỉnh lỵ Sông cầu mở vào năm 1920, đến năm 1923 mới có lớp nhì và lớp nhất. Trường lần lượt do các ông Tôn thất Dương Thanh, Trần Sĩ, Trần xuân Hoàn làm Hiệu trưởng.

· Trường Tiểu học phủ Tuy hòa tại thị xã Tuy hòa, thành lập vào năm 1920, đến năm 1923 mới có lơpù Nhì. Niên khóa 1929 – 1930 mới có lớp Nhâùt. Trường lầøn lượt do các ông Tôn thất Dương Thanh, Hoàng Minh Vui và Trần Sĩ làm Hiệu trưởng.

· Trường Tiểu học phủ Tuy an tại Ngân sơn, xã An thạch, mở năm 1920. Đến năm 1932 mới có lớp Nhì. Trường lần lượt do các ông Lâm Diệu Anh, Ngô Hưởng làm Hiệu trưởng.

· Trường Tiểu học huyện Đồng xuân tại La hai mở năm 1932.

· Trường Tiểu học Bàn thạch (nay thuộc xã Hòa xuân) mở năm 1940 do ông Phan văn Thiện làm Hiệu trưởng.

Trong thời gian nói trên, tại Phú yên, số người đậu bằng Tiểu học, Thành chung và Tú tài được biết là:

1) Bằng Tiểu học:

· Năm 1920, ông Lê hoàng Hà là người đậu bằng Tiểu học đầu tiên tại Huế.

· Năm 1921, ông Quách đình Liên đậu tại Huế và được hưởng lễ vinh quy.

· Năm 1922, Phan ngọc Thành, Huỳnh tấn Dụng, Trần Bính, Đặng Tín, Trương tấn Tiếp,

· Năm 1923, Võ thị Trang, Đoàn Thuật, Cao văn Minh.

· Năm 1924, Phan tấn Khích, Ngô phụng Hàm, nguyễn Như, Nguyễn Đệ.

· Năm 1925, Huỳnh Aûnh, Lê nguyên Thẩm, Huỳnh thượng Thạch, Phan Thanh, Huỳnh Nhâm, Trần Sĩ.

· Năm 1926, Lê kỉnh Hứa, Nguyễn Khiêm, Huỳnh Khinh, Đặng Nhơn, Phan thanh Cưu, Lê Cú, . . .

2) Bằng Thành Chung (Trung học Đệ nhất cấp, Diplome d’Etudes Complémentaire):

- Năm 1929, ông Trần Sĩ[9] là người đậu bằng Thành Chung đầu tiên.

- Năm 1930, ông Huỳnh thượng Thạch, …

- Năm 1942, ông Đào Sìa.

Bằng Tú Tài (Baccalaureat):

- Năm 1939, ông Nguyễn Tích, Trần kỳ Doanh, Trần ngũ Phương là những người đậu Tú tài đầu tiên .

- Năm 1943, ông Trần Suyền, …

Giáo Dục dưới chế độ Việt minh – Cộng sản (1945 - 1954)

Sau tháng 8/1945, Phú yên đăït dưới chế độ Việt minh – Cộng sản, về giáo dục do Ty Tiểu học và Bình đân học vụ đảm trách. Năm 1946, bình dân học vụ tách riêng Ty Tiểu hoc vụ và thành lập Ty Bình dân học vu, ông Võ Hồng làm Trưởng ty. Cuốí năm 1952ï, ty Bình dân học vụ sát nhập vào Ty Tiểu học và thành lập Ty Giáo dục , ông Trần Sĩ làm Trưởng ty. Từø niên khóa 1945 - 1946, trường học trong tỉnh gồm có:

1) Trường Tiểu học:

Mỗi xã có 1 trường và một số hương trường. Khởi điểm, truờng tiểu hoc chỉ có 3 hoặc 4 lớp, dần dần sau đó mới có lớp Nhì và lớp Nhất. Thiếu giáo viên, có nơi, Hiệu trưởng kiêm dạy cả 2 hoặc 3 lớp. Trường đủ 5 lớp, từ lớp Năm đến lớp Nhất được gọi là trường tiểu học hoàn chỉnh. Một vài xã có 2 trường Tiểu học hoàn chỉnh như liên trường Hòa bình có trường Tiểu học Phú thứ và Phước mỹ.

Mãn lớp 5, học sinh thi bằng Tiểu học cụ thể. Học sinh Tuy hòa thi tại liên trường Hòa quang; Tuy an thi tại Hòa định (trường trung học Lương văn Chanùh). Tháng 6/1949 là kỳ thi Tiểu học sau cùng. Sau cải cách giáo dục, bậc Tiểu học gọi là cấp 1 gồm 4 lớp từ lớp 1 đến lớp 4. Mãn cấp 1, học sinh phải qua một kỳ thi tuyển vào lớp 5.

3) Bình dân học vụ:

Lớp bình dân học vụ thuờng tổ chức tại đình, chùa, lẫm làng, nhà tư nhân, … cho người lớn tuổi. Giờ học sau công viêc đồng áng, thường là vào buổi trưa hoặc ban đêm. Giáo viên phần lớn là giáo viên Tiểu học kiêm nhiệm hoặc là người có học trong thôn xóm, dạïy không lương bổng. Năm 1948 có lớp Tiểu học Bình dân với chương trình 2 năm, tại các huyện Tuy hòa, Tuy an, và Đồng xuân, mỗi huyện một lớp. Mãn Tiểu học Bình dân có thể theo học trường Trung học Bình dân với chương trình Trung học 2 năm. Tại Liên khu V (Quảng nam, Quảng ngãi, Bình định và Phú yên) chỉ có một trường Trung học Bình dân tại sông Vệ, tỉnh Quảng ngãi. Phần lớn học sinh của các trường Tiểu học và Trung học Bình dân là cán bộ trong Chính quyền đương thời, phần khác là cán bộ đảng ủy Cộng sản.

4) Trường Trung học:

Trường Lương văn Chánh

1946: Trường Trung học Lương văn Chánh được thành lập và khai giảng vào ngày 15/10/46 tại trường Tiểu học Thị xã Tuy hòa, ông Trần Sĩ làm Hiệu trưởng kiêm Tổng giám thị (năm 1952 ông Võ Hồng làm Hiệu trưởng), gồm 3 lớp Đê nhất niên với 120 học sinh.

16/1/1947, quân đội Pháp đánh vỡ mặt trận Đèo cả, tấn công Phú yên và trú đóng ở núi Hiềm, thuộc xã Hòa xuân, huyện Tuy hòa. Sau tết Đinh hợi, 22/1/1947 , trường dời về Hóc lá, thôn Định phong, xã An nghiệp, huyện Tuy an, chỉ còn 1 lớp Đệ nhất niên với 32 học sinh, 3 thầy giáo: Trần Sĩ, Huỳnh Diệu, Bửu Thọ và 3 thính giảng Đinh nho Bát, Đặng ngọc Cư, Võ văn Sung.

Niên khóa 1947 – 1948, trường dời về An thổ, xã An dân, huyện Tuy an gồm 3 lớp Đệ nhất niên và 1 lớp Đệ nhị niên. Ngày 30/6/1948, Pháp dổ bộ An thổ, đốt phá trường sở. Thầy giáo và học sinh di tản.

Niên khóa 1948 – 1949, trường dời về Đồng me, xã An định, huyện Tuy an, gồm 7 lớp: 4 lớp Đệ nhất niên, lớp Đệ nhị và 1 Đệ tam[10].

Đến niên khóa 1949 – 1950 mới có 1 lớp Đệ tứ niên[11]. Cuối niên khóa này, học sinh tham dự kỳ thi lấy bằng Thành chung (Trung học Đệ nhất cấp).

Niên khóa 1950 – 1951: Từ niên khóa này, có 3 trường Phổ thông cấp 2: 2 trường tại huyện Tuy hòa và 1 tại huyện Đồng xuân.

Trường Phổ thông cấp 2 Tuy hòa mở tại Lò tre, thôn Định thành, xã Hòa định, huyện Tuy hòa gồm 9 lớp: 6 lớp Năm, 3 lớp Sáu. Ôâng Huỳnh Diệu[12] làm Hiệu trưởng.

Trường Phổ thông cấp 2 Đồng xuân[13] mở tại Gò Duối, xã Xuân lộc, có 3 lớp: 2 lớp Năm và 1 lớp Sáu.

Niên khóa 1952[14]: Trường Phổ thông cấp 2 huyện Tuy hòa mở tại thôn Cảnh phước, xã Hòa tân, huyện Tuy hòa. Ông Trần thiện Căn làm Hiệu trưởng. Trường có 8 lớp: 6 lớp Năm và 2 lớp Sáu. Đầu năm 1952, trường dời về thôn Phước Bình, Xã Hòa Thành, huyện Tuy hòa. Ông Nguyễn chi Thống làm Hiệu trưởng.

Chương trình tại các trường trung học đương thời là Chương trình Hoàng xuân Hãn được sửa đổi một phần nhỏ. Chương trình Hoàng xuân Hãn là chương trình Trung học Việt nam đầu tiên được soạn thảo trong một thời gian kỷ lục dưới thời Bộ trưởng Giáo dục kiêm Mỹ thuật Hoàng xuân Hãn thuộc Chánh phủ Trần trọng Kim và được ban hành bởi Dụ số 67 ngày 3-6-1945 của đương kim Hoàng đế Bảo đại. Hội đồng soạn thảo chương trình này gồm các giáo sư và học gỉả đang dạy học và làm việc đương thời tại Huế gồm Giáo sư Phạm đình Ái (Lý, Hóa), Nguyễn thúc Hào (Toán), Nguyễn dương Đôn (Toán), Nguyễn huy Bảo, LM Nguyễn văn Hiền (Triết), Tạ quang Bửu (Vật lý), Ưng Quả (Pháp văn), Hà thúc Chính (Anh văn), Ngô đình Nhu (Sử, Địa), Hoài Thanh, Đào duy Anh (Việt văn), Lê văn Căn, Nguyễn hữu Quán (Vạn vật), dưới sự điều khiển trực tiếp của Bộ trưởng Hoàng xuân Hãn.

Đến niên khóa 1950 - 1951 chương trình Hoàng xuân Hãn được thay đổi bằng một chương trình mới gọi là Chương trình Phổ thông 9 năm thay thế chương trình cũ 12 năm. Với chương trình nầy, các cấp học được phân phối như sau:

· Bậc Tiểu học: còn lại 4 năm

· Bậc Trung học còn lại 5 năm, chia làm 2 cấp:

- Phổ thông gồm lớp Năm, lớp Sáu và lớp Bảy.

- Chuyên khoa gồm lớp Tám và lớp Chín.

Trường tư thục:

Trong giai đoạn này có một số trường tiểu học như tư thục Trương vĩnh Ký ở Mằng lăng, xã An thacïh, huyện Tuy an; tư thục Nguyễn an Ninh ở xã An ninh, huyện Tuy an do ông Nguyêãn thúc Cưu làm Hiệu trưởng; tư thục khác ở xã Hòa bình do ông Nguyễn Bình làm Hiệu trưởng.

Dưới thời Quốc gia (10/1954 – 10/1956) và Việt nam Cộng Hòa (11/1956– 4/1975):

Sau Hiệp định Genève, Chính quyền Quốc gia dưới thời Quốc trưởng Bảo đại tiếp thu tỉnh Phú yên, bắt đầu từ ngày 5-9-1954, lần luợt thành lập cơ chế từ Tỉnh đến Quậïn, Xã và thôn ấp. Về giáo dục, Phú yên dưới chính quyền Quốc gia từ 1954 - 1955 như là một chuyển tiếp cho sự phát triển vể giáo dục Phú yên trong suốt thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa (1955 –1975).Ty Tiểu học vụ Tỉnh phụ trách giáo dục Tiểu học trong Tỉnh. Từ 1954 đến 1973, các ông Thái văn Cư, Lê trọng Phiếm và Phan Tăng lần lượt giữ chức vụ Trưởng ty. Riêng về trường Trung học trực thuộc Nha Trung Tiểu học, Bộ Quốc gia Giáo dục. Hiệu trưởng Trung học công lập Nguyễn Huệ tại Tỉnh lỵ Tuy hòa đại diện Nha Trung Tiểu học kiểm tra các trường Trung học tư thục trong Tỉnh. Kể từ năm 1973, cải tổ giáo dục lần thứ nhì, mỗi tỉnh có Sở Giáo dục và Thanh niên điều hành ngành Trung học và Tiểu học trong tỉnh, Ty Tiểu học sát nhâïp vào Sở Giáo Dục và Thanh niên này. Ông Nguyễn thành Hương giữ chức vụ Chánh sự vụ Sở Giáo dục và Thanh niên từ ngày thành lập Sở cho đến tháng 4/1975.

Trường Sơ cấp và Tiểu học:

Như đã nói trên, sau khi các cơ chế chính quyền địa phương thiết lập, Ty Tiểu học điều hợp Ủy viên Giáo dục thuộc Hội đồng Hương chính xã, tổ chức các trường Sơ học công lập 3 lớp : lớp 5, lớp 4, và lớp 3 tại mỗi xã. Ngoài ra, Chính quyền cấp xã còn mở các hương trường theo nhu cầu của mỗi thôn trực thuộc, do Ngân sách xã địa phương đài thọ. Về sau, ít nhất, mỗi xã có 1 trường Tiểu học đủ 5 lớp, từ lớp Năm đến lớp Nhất, do Ngân sách Quốc gia, Tỉnh hoặc Viện trợ Mỹ đài tho, các hương trường không còn nữạ. Từ niên khóa 1956 –1957, toàn tỉnh có 46 trường Tiểu học công lập trong 46 xã; riêng tại Tỉnh lỵ Tuy hòa có trường Nam, trường Nữ Tiểu học và trường Tiểu học Quân Dân Chính ( trường Quân Dân Chính chỉ mở theo nhu cầu tạm thời trong 2 niên khóa, phần lớn để giải quyết nơi học hành cho con em binh sĩ di chuyển từ các nơi đến trú đóng tại Tuy hòa).

Sơ khởi, các giáo viên trường Sơ cấp do Ty Tiểu học tuyển dụng bởi Quyết định của Tòa Hành chánh Tỉnh để dạy các lớp 5, 4, và lớp 3. Từ niên khóa 1956 – 1957, một số giáo viên tốt nghiệp khóa Sư phạm Cấp tốc[15] trong 1 năm do Nha Học Chánh Trung Nguyên Trung phần bổ nhiệm đến dạy các lớp Nhì và lớp Nhất. Hàng năm, đến kỳ nghỉ hè, Ty Tiểu học tổ chức khóa Sư phạm ngắn hạn tại Tỉnh lỵ Tuy hòa cho các giáo viên Sơ học. Hàng tháng có khóa họp giáo viên toàn tỉnh để tổng kết, phổ biến đường lối phát triển giáo dục. Từ niên khóa 1968 – 1969, một số trường Tiểu học được bổ sung một số giáo viên ngạch Giáo học Bổ túc[16] tốt nghiệp khóa Sư phạm 2 năm hoặc giáo viên Tiểu học có văn bằng Tú Tài II chuyển ngạch Giáo học Bổ túc.

Trong thời gian chiến tranh át liệt, một số trường Tiểu học vùng hẻo lánh bị đóng cửa, thay vào đó, trường sở tại các xã có an ninh và nhất là tại các Quận lỵ và Tỉnh lỵ Tuy hòa tăng cường tối đa để đáp ứng nhu cầu dân số gia tăng ở những vùng an toàn.

Ngoài ra có 2 trường Tiểu học tư thục là Trường Tiểu hoc Tin lành Thiên ân tại thị xã Tuy hòa và trường Tiểu học Bình mỹ tại Phường tư, Thị xã Tuy hòa, do ông Trần đắc Khoa làm Hiệu trưởng. Đây là một trường Tiểu học đã chuyên dạy môït số lớn học sinh trúng tuyển vào lớp Đệ thất Trung học công lập.

Trước năm 1966, mãn lớp Nhất, thí sinh thi lấy văn bằng Tiểu học và từ niên khóa này trở đi, kỳ thi văn bằng Tiểu học được hủy bỏ.

Trường Trung học:

1) Trung học Công lập:

Trung Học Nguyễn Huệ

Cuối tháng 10/1954, trường Trung học Nguyễn Huệ được mở tại thôn Phú thứ, xã Hòa bình , quận Tuy hòa gồm 2 lớp: 1 Đệ thất và 1 Đệ lục do Oâng Trần văn Kỳ làm Hiệu trưởng. Niên khóa 1955 – 1956, trường dời về Thị xã Tuy hòa có thêm lớp Đệ ngũ, Đệ tứ. Chức vụ Hiệu trưởng lần lượt đảm nhiệm bởi các ông Đinh thành Bài, Vũ trí Phú, Nguyễn đăng Ngọc, Nguyễn đức Giang, Lê ngọc Giáng và Tôn thất Quế. Từ niên khóa 1960 – 1961, trường mở thêm các lớp Đệ nhị cấp (Đêï tam, Đêï nhị và Đệ nhất). Từ năm 1972, Trường Trung học Nguyễn Huệ trở thành Trường Trung Học Tổng Hợp Nguyễn Huệ. Đây là truong Trung học Tổng hợp duy nhất của Phú yên.

- Về sau, tại các Quận lỵ Tuy an, Sông cầu, Đồng xuân, Sơn hòa, đều có trường Trung học cấp 2.

- Từ năm 1968, một số trường Trung học Tỉnh hạt đươc thành lập như:

- Trung học Tỉnh hạt[17] cấp 3 Hiếu xương tại Phú lâm, quận lỵ quận Hiếu xương.

- Trung học Tỉnh hạt cấp 2 Hòa thắng, tại xã Hòa thắng, quận Tuy hòa.

- Trung học Tinh hạt cấp 2 Đông Mỹ, tại thôn Đông mỹ, quận Hiếu xương.

2) Trung học Tư thục:

Tư thục Phật giáo:

- Trung học tư thục cấp 3 Bồ Đề tại thị xã Tuy hòa là trường tư thục Phật giáo đầu tiên của Phú yên.

- Trung học tư thục cấp 2 Bồ Đề Hiếu xương tại Phú lâm, quận lỵ Hiếu xương và Trung học Núi Sầm xã Hòa trị, quận Tuy hòa.

Tư thục Công giáo:

- Trung học tư thục cấp 3 Đặng đức Tuấn là trường Trung học Công giáo đầu tiên và trường Nữ trung học Thánh Giu-se tại thị xã Tuy hòa. Đây là trường tư thục Công giáo Phú yên.

- Trung học tư thục cấp 2 Đông mỹ, thuộc xã Hòa vinh, quận Hiếu xương, có chi nhánh tại Phú lâm, quận lỵ Hiếu xương.

Tư thục tư nhân:

- 1960, trường trung học tư thục Văn minh do ông Nguyễn Hường thành lập tại thôn Phong niên, xã Hòa thắng, quận Tuy hòa. Năm 1965, trường dời về đường Lê thánh Tôn, thị xã Tuy hòa.

- 6/1962, trung học tư thục Cần Học thành lập tại thôn Phú thứ, xã Hòa bình, quận Tuy hòa, do ông Ngô càng Phương sáng lập và làm Giám đốc Tú tài Ngô thạch Ưng (Đỗ chu Thăng) làm Hiệu trưởng. Đến niên khóa 1964 – 1965, trường có 6 lớp: 3 Đệ thất, 2 Đệ lục và 1 Đệ ngũ. Thời gian sau, trường đóng cửa vì phần lớn học sinh tập trung về thị xã Tuy hòa.

- Trung học tư thục Tân Dân tại 223 Trần hưng Đạo, thị xã Tuy hòa do ông Nguyễn kim Lãng sáng lập, năm 1971?

- Trung học tư thục Minh Tân tại Thị xã Tuy hòa do một nhóm tư nhân sáng lập năm 1973, với danh nghĩa Hội Khổng học Phú yên.

3) Chương trình Giáo dục:

Chương trình Giáo dục Hoàng xuân Hãn được bổ sung, cải cách và áp dụng qua các thời Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Phan huy Quát, Vương quang Nhường, Nguyễn thành Giang, Nguyễn dương Đôn, Trần hữuThế, Nguyễn quang Trình, Nguyễn lưu Viên, Trần ngọc Ninh và Ngô khắc Tĩnh[18]. Tùy theo thời điểm lịch sử, tiến trình giáo dục và khoa học thế giới, nhất là các Khuyến cáo 50 và 51 của UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc) năm 1960, Hội Đồng Giáo Dục do Bộ Quốc Gia Giáo Dục thành lập cập nhật hóa cho phù hợp với tiến trình giáo dục Việt nam.

Một cách tổng quát, trước năm 1971, cấp Trung học gồm 2 cấp:

· Trung Học Đệ nhất cấp gồm các lớp: Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ và Đệ tứ.

· Trung học Đệ nhị cấp gồm các lớp: Đệ tam, Đệ nhị và Đệ nhất chia làm 3 Ban:

- Ban A: Sinh vật, Vật lý hệ số 3.

- Ban B: Toán hệ số 4.

- Ban C: Văn, Triết và Ngoại ngữ hệ số 3.

4) Chế độ Thi cử:

Mãn Đệ tứ, thí sinh thi lấy bằng Trung học Đệ nhất cấp được tiếp tục nhập học Đệ tam, Trung học Đệ nhị cấp. Cho đến năm 1959, thi Trung học Đệ nhất cấp có hai phần: viết và vấn đáp. Thí sinh đậu thi viết mới được vào thi vấn đáp. Đậu cả hai kỳ mới được cấp văn bằng.

Mãn lớp Đệ nhị, thí sinh thi lấy bằng Tú Tài I. Đậu Tú Tài I mới được nhập học lớp Đệ nhất. Mãn Đệ nhất, thí sinh thi lấy bằng Tú Tài II. Có bằng Tú Tài II mới được thi tuyển vào Đại học, ngoại trừ các phân khoa tự do như Luật khoa, Văn khoa và Khoa học. Cho đến năm 1967, thí sinh thi Tú Tài I và II phải thi hai kỳ , thi viết và thi vấn đáp, như thi Trung học Đệ nhất cấp nói trên.

Từ 1954 – 1958, dưới thời Bộ trưởng Nguyễn dương Đôn, các văn bằng nói trên tiếp tục duy trì và được áp dụng đến niên khóa 1965 – 1966; sau đó, văn bằng Trung học Dệ nhất cấp bị bãi bỏ và thay thêÙ vào bằng Trung Học Tráng Niên dành cho thí sinh trên 18 tuổi. Bằng Tú Tài I và Tú Tài II được duy trì đến năm 1971. Kỳ thi Tú Tài I được hủy bỏ trong năm 1972 bởi Nghị định số 939 GD/KHPC/HV/NĐ ngày 7/4/72 vâ thiết lập văn bằng Tú Tài từ niên khóa 1973 – 1974. Nội dung kỳ thi Tú Tài được thay đổi, hủy bỏ chương trình thi viết, thay thế vào chương trình thi Trắc nghiệm Tú Tài IBM. Từ niên khóa 1973 –1974, học sinh học liên tục từ lớp 1 đến lớp 12 chỉ một lần thi trắc nghiệm duy nhất để lấy Văn bằng Tú Tài Phổ thông.

Tóm lại, trong thời gian 364 năm (1611 – 1975), nền giáo dục Phú yên đã trải qua một bước tiến dài, dù trải qua những bước thăng trầm: tấn công Champa, khai hoang lập thôn ấp, chiến cuộc cuối đời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, chiến tranh Pháp Việt và sau hết là chiến tranh Quốc Cộng. Quốc âm được khởi phát dưới thời Nguyễn Tây sơn, Nho học được mở rộng dưới đầu triều Nguyễn, nhất là dưới triều vua Minh mạng. Dù giáo dục bị hạn chế tối đa dưới thời Pháp thuộc, những người Tây học Phú yên cũng đã đóng góp cho giáo dục Phú yên phát triển sau này, nhất là dưới thời Đệ nhị Cộng Hòa.



[1] . Xứ Quảng Nam gồm:

-Phủ Thăng hoa có 15 phường và thuộc

-Phủ Diện bàn có 4 thuộc

-Phủ Quảng nghĩa có 4 thuộc

-Phủ Qui nhơn có12 thuộc

-Phủ Phú yên có 38 thuộc

-Phủ Bình khang có 12 thuộc

-Phủ Diên ninh có 14 thuộc và châu

-Phủ Bình thuận có 20 thuộc và phường

[2] Nhiêu học là người đậu hạng Bính (hạng ba) của kỳ thi Chính đồ.

[3] Chính đồ là kỳ thi chia làm ba kỳ: đệ nhất thi tứ lục, đệ nhị thi thơ phú, và đệ tam thi văn sách. Người đậu hạng Giáp(hạng nhất) là Giám sinh, hạng Aát (hạng nhì) là Sinh đồ.

[4] Hoa văn thi ba ngày, mỗi ngày chỉ làm một bài thơ mà thôi.

[5] Văn tứ lục là thể văn câu trên 4 chữ, câu dưới 6 chữ, câu trên đối với câu trên, câu dưới đối với câu dưới, là tiểu đối. Đối ý, đối chữ, đối thanh và đối loại .

[6] Phú là văn thể gồm 8 vế hay còn được gọi là văn Bác cổ, có vần, câu này phải đối với câu kia chính xác.

- [7] Lớp Nhì năm thứ Hai đến đến niên khóa 1927 –1928 mới áp dụng .Từ 1900 đến 1927, chương trình Tiểu học vẫn 5 năm theo Nghị định ngày 18-9-1924 của Toàn quyền Merlin.

[8] Năm 1921 mới mở trường Cao đẳng Tiểu học Qui nhơn gọi là Collège Qui nhơn (sau này gọi là trường Trung học Đệ nhất cấp, tiếng Pháp gọi là Enseignement primaire supérieur hay Enseignement primaire complémentaire), thuộc tỉnh Bình định, dành cho hoc sinh sinh quán từ Quảng ngãi đến Bình thuận. Chương trình học tương tự như chương trình Pháp gồm 4 năm:

Nhất niên, Nhị niên, Tam niên và Tứ niên. Tất cả môn học dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ.

[9] Trần Sĩ (1910 - 2002) sinh tại Định phong, xã An nghiệp, quận Tuy an, được Nam triều ban thưởng Đệ ngũ Long Bội tinh năm 1942 và phong Hàn Lâm viện Thị giảng năm 1944.

[10] Nhà văn Võ Hồng và phu nhân cố Phan Diệu Báu là Giáo sư từ niên khóa này.

[11] Cố Giáo sư Huỳnh Tô là Giáo sư từ niên khóa này.

[12] Cố Giáo sư Huỳnh Diệu là Hiệu trưởng đầu tiên trường Trung học tư thục Bồ đề và sau này là Dân biểu khóa 1 (1967 – 1971), chế độ Đệ nhị Cộng hòa.

[13] Cố Đạo diễn Bùi sơn Duân là Giáo sư trường này.

[14] Từ 1952, niên khóa chỉ trong một năm và trong năm học có 4 tháng nghỉ giải: mộït vào mùa hè và một vào mùa đông.

[15] Người nhập học khóa Sư phạm Cấp tốc phải có bằng Trung học Đệ nhất cấp và phải qua một kỳ thi tuyển.

[16] Nhập học khóa Sư phạm Giáo học Bổ túc phải có bằng Tú tài I và phải qua kỳ thi tuyển.

[17] Trường Tỉnh hạt là trường sở xây cất bởi địa phương, Giáo sư và nhân viên do Ngân sách Quốc gia đài thọ.

[18] Một vài Bộ trưởng khác giữ chức vụ trong thời gian ngắn, không có bổ sung nào đáng kể, nên không được ghi nhận ở đây.